Khái niệm thỉnh giảng là một khái niệm rất quen thuộc đối với môi trường sư phạm, đây là hoạt động mà nhà trường, cơ sở giáo dục sẽ mời những cá nhân đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định về để giảng dạy trong cơ sở giáo dục này. Hoạt động này giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cho cơ sở giáo dục. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết những quy định về ký hợp đồng thỉnh giảng ngay trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT
- Luật giáo dục 2019
Khái niệm thỉnh giảng
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về việc thỉnh giảng như sau:
Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
- a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
- b) Giảng dạy các chuyên đề;
- c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
- Các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.
- Cơ sở giáo dục nói tại khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.
- Người thực hiện hoạt động nói tại khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng là gì?
Nhiệm vụ của nhà giáo được thỉnh giảng
Tại Điều 69 Luật giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của nhà giáo được thỉnh giảng như sau:
– Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
– Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Đăng ký bản quyền tác giả cho bài giảng và tài liệu giáo dục
Quy định về hợp đồng thỉnh giảng
Tại Điều 7 Quy định chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục ban hành Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT (Quy định) quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:
Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
– Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XV Bộ luật Dân sự 2015. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
– Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
– Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
– Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Chế độ lương của giáo viên hợp đồng
Hạn mức giờ thỉnh giảng
Tại Điều 6 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về hạn mức giờ thỉnh giảng như sau:
Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Quyền của nhà giáo thỉnh giảng
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc Tại Điều 9 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về quyền của nhà giáo thỉnh giảng như sau:
– Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.
– Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.
– Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết;
Được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm:
- Thông báo chấm dứt hợp đồng
- Mức thuế GTGT ngành giáo dục là bao nhiêu
- Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực giáo dục
- Mẫu cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về ký hợp đồng thỉnh giảng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.