So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

by Lê Vi

Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là hai hoạt động khác nhau nhưng vẫn không ít người bị nhầm lẫn. Nhằm giúp quý độc giả nắm rõ hơn về hai hoạt động này, Luật Đại Nam xin giới thiệu bài viết “So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp”.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020

Hợp nhất doanh nghiệp là gì?

Khái niệm hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 và khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, sau khi thực hiện hợp nhất doanh nghiệp thì các doanh nghiệp bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.

Ví dụ: 3 công ty A, B, C thoả thuận và quyết định hợp 3 công ty vào làm một công ty mới là công ty D. Vậy sau khi hoàn tất thủ tục hợp nhất 3 công ty A, B, C thành công ty D, thì doanh nghiệp mới là công ty D tiếp tục hoạt động, toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty A, B, C sẽ được chuyển sang cho công ty D. Công ty A, B, C chấm dứt tồn tại.

(Công ty A + Công ty B + Công ty C => Công ty D)

Hợp nhất doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến trong hoạt động doanh nghiệp hiện nay.

Đây là một hình thức nhanh chóng để tập hợp sức mạnh của các doanh nghiệp, hình thành một công ty mới mạnh hơn về tài chính, nhân lực, thị phần, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đôi khi đây cũng là cách nhằm đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 và khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Ví dụ: 3 công ty A, B, C, thỏa thuận công ty B và công ty C sáp nhập vào công ty A. Sau khi chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty B, C sang cho công ty A để hoàn tất thủ tục sáp nhập, công ty A tiếp tục hoạt động, công ty B, C chấm dứt tồn tại.

( Công ty A + Công ty B + Công ty C => Công ty A)

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc thực hiện sáp nhập giữa các doanh nghiệp đã hình thành nên những doanh nghiệp lớn hơn, quy mô hơn, có sức cạnh tranh hơn, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc.

Giống nhau giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp có những điểm tương đồng sau:

  • Đều chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất/bị sáp nhập;
  • Đều áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp;
  • Công ty sáp nhập và hợp nhất đều được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất/bị sáp nhập.
  • Đều là hình thức tập trung kinh tế để nhằm đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp
  • Về mặt thủ tục:
    • Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhập/bị sáp nhập thông qua hợp đồng hợp nhất/sáp nhập, Điều lệ công ty hợp nhất/sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất/nhận sáp nhập.
    • Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Khác nhau giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

Tiêu chí

Hợp nhất công ty

Sáp nhập công ty

Căn cứ pháp lý

Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Công thức

Hợp nhất được hiểu là: A+B=C Sáp nhập được hiểu là:

A+B=B

Cách thức thực hiện

Các công ty mang quyền, nghĩa vụ và tài sản của mình gộp chung lại thành một công ty  mới Công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty nhận sáp nhập

Hệ quả pháp lý

Sau khi hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới và đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập giữ nguyên và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

 

Trách nhiệm pháp lý

Công ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất. Công ty nhận sáp nhập được nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập chuyển sang.

Thủ tục sau khi thay đổi

Phải thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty mới Công ty nhận sáp nhập thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: So sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488