Quyền tài sản của tác giả là gì? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Quyền tài sản là gì?
Quyền tài sản là quyền được hưởng các lợi ích vật chất có phát sinh từ đối tượng sở hữu công nghiệp của tác giả. Quyền tài sản của tác giả được pháp luật ghi nhận các đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được hưởng thù lao từ chủ sở hữu theo thoả thuận hoặc theo các quy định của pháp luật. Bản chất của tiền thù lao là để trả công, bù đắp cho lao động trí tuệ, cho các nỗ lực sáng tạo của tác giả theo hợp đồng lao động hay hợp đồng thuê nghiên cứu; tiền thù lao cũng để trả cho cả các chi phí về vật chất mà tác giả đã bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu như tiền mua thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm, máy móc… Trong trường hợp tác giả đã tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp độc lập bằng trí tuệ và kinh phí của riêng mình. Và sau đó được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng đó cho người khác.
Quyền tài sản gồm những quyền nào?
Quyền làm tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Quyền sao chép tác phẩm
Quyền sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Khác với nhập khẩu song song
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
VD: đăng tải tác phẩm lên Youtube
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức hòa giải
Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
Lưu ý, Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
Các quyền nêu trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Thời hạn bảo hộ
Các quyền tài sản nêu trên có thời hạn bảo hộ như sau:
– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ theo quy định về thời hạn bảo hộ các tác phẩm còn lại
– Tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.
+ Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
– Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM