Sự khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể

by Lê Vi

Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể đều là những đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Tuy nhiên, trong thực tế, hai khái niệm này thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Sự khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019

Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

  • Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa
  • Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi cá nhân; tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
  • Các cá nhân; tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ; chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm sản xuất có chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.
  • Đều phải đăng ký xác lập quyền tại có quan nhà nước có thẩm quyền. Các dấu hiệu có thể là từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng.

Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

Tiêu chí Nhãn hiệu tập thể Chỉ dẫn địa lý
Chức năng Phân biệt hàng hóa; dịch vụ khác nhau Phân biệt sản phẩm ở  vùng, địa phương nhất định
Dấu hiệu Đối với những nhãn hiệu tập thể không chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý; các cá nhân; tổ chức sử dụng nhãn hiệu đó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh ở các địa phương khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể Chỉ dẫn địa lý chỉ là những cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất hàng hóa tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Chủ sở hữu Nhãn hiệu thập thể thuộc sở hữu của một tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân Thuộc sở hữu nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó tại địa phương thì đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu sản phẩm đáp ứng được các điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Thời hạn bảo hộ Bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm Không xác định thời hạn
Chuyển giao Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác. Không được chuyển nhượng cho chủ thể khác.

Có thể bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu được hay không?

Từ ngày 05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là TPP). Đây là Hiệp định có ý nghĩa quan trọng đặc biệt sau sự kiện Việt Nam tham gia Hiệp định WTO, có thể mở ra cơ hội phát triển mới cho kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các nội dung đàm phán bảo hộ sở hữu trí tuệ đang hết sức gay gắt, có khả năng tạo sức ép lớn đối với Việt Nam do các đề xuất gia tăng hàm lượng bảo hộ (còn gọi là TRIPS+) từ phía Hoa Kỳ.

Cụ thể là, để đạt được TPP, các nước đối tác, trong đó có Việt Nam cần thức hiện thêm nhiều cam kết như: Mở rộng đối tượng bảo hộ sáng chế bao gồm cả phương pháp chữa bệnh, các cách thức sử dụng mới cũng như các tính năng mới của chất đã biết; Bảo hộ độc quyền dữ liệu, cho phép các chủ sở hữu sáng chế được giữ bí mật các dữ liệu thử nghiệm đã được sử dụng để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của một loại thuốc mà không phải chia sẻ cho các nhà sản xuất thuốc generic…

Trong khi gia tăng sức ép ở các đối tượng sở hữu trí tuệ khác thì đối với chỉ dẫn địa lý, Hoa Kỳ đề xuất trong TPP là “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu”, có nghĩa là thực hiện bảo hộ theo hướng đơn giản hóa. Về đề xuất “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như nhãn hiệu”, Việt Nam cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Là nước đang phát triển, đạt được TPP với những điều kiện thuận lợi về thuế quan và tiếp cận thị thị trường các nước các nước phát triển như Mỹ là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, nếu chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý tương tự hoặc dưới hình thức nhãn hiệu sẽ là một nhượng bộ đối với lợi ích quốc gia. Việt Nam là nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm mang tính đặc thù theo vùng, miền có thể được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, mang lại ưu thế cạnh tranh. Với việc đơn giản hóa thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tiềm ẩn nguy cơ các chỉ dẫn địa lý chưa đăng ký có thể dễ dàng bị các tổ chức/cá nhân chiếm hữu theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”. Chỉ dẫn địa lý với các điều kiện bảo hộ đặc thù đã, đang và cần được coi là tài sản chung, thuộc sở hữu cộng đồng dân cư khu vực tương ứng mà nhà nước làm đại diện.

Hiện tại Việt Nam đã có 74 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó có 6 chỉ dẫn địa lý nước ngoài và 68 chỉ dẫn địa lý nội địa. Việt Nam có duy nhất 1 chỉ dẫn địa lý là “Nước mắm Phú Quốc” được bảo hộ tại EU năm 2013. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý là tương đối đầy đủ, tuy nhiên Việt Nam lại không có quy định về cơ chế kiểm tra chất lượng các sản phẩm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Do vậy, các chỉ dẫn địa lý nội địa thường không được xác định chất lượng ổn định, kém sức cạnh tranh. Biện pháp được coi là hữu hiệu để phát triển và nâng cao chất lượng chỉ dẫn địa lý Việt Nam là xác lập một hệ thống kiểm định chất lượng quốc gia khi xem xét và công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Kinh nghiệm của EU về hệ thống này là rất đáng nghiên cứu và học tập. Chỉ có như vậy, các chỉ dẫn địa lý nội địa của Việt Nam mới có thể vượt qua “rào cản kỹ thuật” vào các nước phát triển như EU và “vươn tầm” quốc tế.

Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của Luật Đại Nam

  •  Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý
  •  Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị các tài liệu cần thiết
  •  Trực tiếp soạn thảo nội dung các giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý
  •  Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ
  • Theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi có kết quả cuối cùng
  •  Tư vấn khắc phục thiếu sót, bổ sung lại tài liệu trong trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có yêu cầu đặc biệt khác.
  •  Nhận Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý và bàn giao cho khách hàng

Tại sao bạn chọn Luật Đại Nam làm đại điện đăng ký chỉ dẫn địa lý

Luật Đại Nam là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ với gần 15 năm kinh nghiệm, Luật Đại Nam đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước bảo hộ tài sản trí tuệ của mình, trong đó có đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Sử dụng dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của Luật Đại Nam sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

Bên cạnh đó, Luật Đại Nam có một đội ngũ chuyên viên sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng không chỉ khi thực hiện hợp đồng mà còn dịch vụ hậu mãi, sau khi kết thúc hợp đồng.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Sự khác biệt giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488