Thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn mới nhất năm 2023

by Nguyễn Thị Giang

Thông thường, sau bản án ly hôn là quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không có quyền lưu trú trong căn nhà của người đã không còn là vợ, hoặc chồng của mình nữa. Vợ, chồng muốn tách khẩu thì cần những thủ tục gì? Nếu một bên, vợ không chịu hợp tác để làm thủ tục tách khẩu thì phải làm như thế nào? Để mọi người hiểu về vấn vấn đề này Luật Đại Nam xin có bài viết về Thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn mới nhất năm 2023.

Thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn mới nhất năm 2023

Thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn mới nhất năm 2023

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 của  Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực ngày 01/01/2021.
  • Nghị định Số: 11/2016/NĐ-CP
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

Sau khi ly hôn có được cắt khẩu không?

Cắt hộ khẩu sau ly hôn là thủ tục thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thường được thực hiện.

Vợ, chồng sau khi ly hôn có thể lựa chọn việc cắt khẩu hoặc không cắt khẩu.

Mặc dù không bắt buộc, thủ tục này sẽ thuận tiện hơn cho người vợ, người chồng cũng như cơ quan hộ tịch quản lý về nơi cư trú.

Theo quy định tại Điều 27, Luật cư trú 2006, thì người có yêu cầu có thể làm đơn đề nghị gửi đến cơ quan công an cấp quận, huyện, nơi cư trú của chồng/vợ cũ để:

  • Trình bày về vấn đề;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chồng cũ/vợ cũ của bạn đồng ý và tiến hành theo thủ tục trên.

Còn nếu chồng/vợ cũ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì đối phương có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú .

Trường hợp chủ hộ không đồng ý mà bạn đủ điều kiện yêu cầu thay đổi chỗ ở hợp pháp theo Luật Cư trú thì khi chuyển đến nơi ở mới, bạn vẫn có thể làm thủ tục đăng ký thường trú.

Lúc này hộ khẩu cũ sẽ được xóa mà không cần bắt buộc sự đồng ý của người chồng/vợ cũ về việc tách hộ khẩu.

Ly hôn nhưng chồng không cắt hộ khẩu phải làm thế nào?

Thủ tục cắt hộ khẩu sau ly hôn là một thủ tục hành chính đơn giản.

Tuy nhiên bạn có thể gặp khó khăn trong trường hợp ly hôn nhưng chồng không cắt hộ khẩu.

Theo quy định tại Điều 27, Luật cư trú 2006, thì người có yêu cầu có thể làm đơn đề nghị gửi đến cơ quan công an cấp quận, huyện, nơi cư trú của chồng/vợ cũ để:

  • Trình bày về vấn đề trên;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chồng cũ/vợ cũ của bạn đồng ý và tiến hành theo thủ tục trên.

Còn nếu chồng/vợ cũ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì đối phương có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú .

Trường hợp chủ hộ không đồng ý mà bạn đủ điều kiện yêu cầu thay đổi chỗ ở hợp pháp theo Luật Cư trú thì khi chuyển đến nơi ở mới, bạn vẫn có thể làm thủ tục đăng ký thường trú.

Lúc này hộ khẩu cũ sẽ được xóa mà không cần bắt buộc sự đồng ý của người chồng/vợ cũ về việc tách hộ khẩu.

Quy định mới nhất về cắt hộ khẩu sau khi ly hôn

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  •  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  •  Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
  • Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc các địa điểm bị cấm đăng ký thường trú mới theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.

Hiện hành, theo điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định: Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2006 mà muốn tách hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

Như vậy, điều kiện để được tách hộ khẩu trong trường hợp sau ly hôn tại Luật Cư trú 2020 đã được cắt giảm so với hiện hành. Cụ thể, từ ngày 01/7/2021, việc tách hộ sau khi ly hôn sẽ không cần sự đồng ý bằng văn bản của vợ/chồng.

Hồ sơ thủ tục cắt hộ khẩu sau khi ly hôn từ 01/7/2021 đến nay 

Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:

  • Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ tách hộ theo quy định đến cơ quan đăng ký cư trú;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lệ phí cắt hộ khẩu sau ly hôn

Hiện nay, lệ phí của thủ tục cắt hộ khẩu sau ly hôn do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn nộp hồ sơ quy định cụ thể.

Vì vậy, không có quy định nào quy định cụ thể mức phí chuyển khẩu.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Chậm trả lương nhân viên, doanh nghiệp có bị phạt? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488