Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và một số ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư là các ngân hàng khu vực và toàn cầu để bán lại cổ phần không chi phối, qua đó tận dụng được việc chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ và kỹ năng từ các đối tác. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Đầu tư vào lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại Việt Nam qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.
Thị trường tài chính và ngân hàng tại Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài
Sau quá trình quyết liệt tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, cộng với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019, các ngân hàng Việt đang trở nên “hấp dẫn” hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là những diễn biến thuận lợi trên thị trường chứng khoán khiến hoạt động mua bán vốn, cổ phần tại các ngân hàng Việt diễn ra khá sôi động, đặc biệt là các thương vụ với các nhà đầu tư khu vực châu Á.
Với sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài, các ngân hàng nội đã có thêm lợi thế trong việc khai thác phân khúc bán lẻ, nhất là thông qua lĩnh vực Fintech và Digital Banking. Thêm vào đó, xu hướng nguồn vốn FDI từ khu vực châu Á chảy vào Việt Nam đang dồi dào sẽ là tiềm năng mở rộng thu nhập cho các ngân hàng.
heo các chuyên gia, chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam diễn biến tích cực cho thấy xu hướng tăng trưởng tốt và ổn định; Chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài…; Sự hợp lý trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan và những kết quả kinh doanh tích cực của mỗi ngân hàng giúp vị trí Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới được quan tâm hơn.
Một lý do nữa khiến nhiều nhà đầu tư châu Á “rót vốn” vào Việt Nam là sự gần gũi trong văn hóa, kinh doanh với Việt Nam, từ đó họ thấy có nhiều điểm tương đồng và muốn phát triển hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… trong những chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đều có những đánh giá tích cực và bày tỏ sự quan tâm, mong muốn mua lại vốn, cổ phần của các ngân hàng Việt.
Không chỉ các ngân hàng lớn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, những ngân hàng nhỏ hơn đôi chút như NCB, OCB, NamABank, Vietbank, KienLongBank… cũng được nhà đầu tư nước ngoài để mắt.
Đầu tư vào lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại Việt Nam
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn nước ngoài để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam cần trải qua 2 bước, bao gồm: Xin cấp GCN đăng ký đầu tư và GCN đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
- Công ty 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp;
- Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Thành lập mới hoặc gốp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
- Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh;
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014 thì:
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tương tự như đối với doanh nghiệp trong nước).
Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông thì phải xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng trước khi đi vào hoạt động.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đềThủ tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện tử tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: