Thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

by Nguyễn Thị Giang

Nhiều trường hợp muốn giải quyết thủ tục ly hôn nhưng gặp khó khăn khi 1 bên không biết đang ở đâu, hai bên không còn liên lạc không có bất kỳ thông tin gì của nhau. Chính vì vậy nhiều người gặp khó khăn khi muốn ly hôn với 1 bên vắng mặt, trong phạm vi bài viết này Luật Đại Nam xin hướng dẫn thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú.

Thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

Thủ tục giải quyết ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú có được không?

Căn cứ theo các quy định của luật Hôn nhân và gia đình cùng Bộ luật Tố tụng Dân sự thì vợ, chồng có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú mà chỉ cần đáp ứng được điều kiện để yêu cầu xin ly hôn.

Giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó căn cứ ly hôn đơn phương đó là:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người còn lại phải có yêu cầu ly hôn
  • Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì phải chứng minh được có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Trường hợp của bạn, do chồng bạn ngoại tình và có con riêng với người đó nên khi bạn có yêu cầu ly hôn đơn phương bạn có thể dựa vào căn cứ chồng bạn vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được làm căn cứ để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn đơn phương của mình.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

Đồng thời, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc

Các cách để ly hôn khi 1 bên vắng mặt tại nơi cư trú

Yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Trường hợp bị đơn đi khỏi nơi cư trú ít nhất 06 tháng liên tục thì người khởi kiện có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú cuối cùng để thực hiện thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú được quy định tại Chương XXV của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

 Nộp đơn yêu cầu

Người khởi kiện cần nộp đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú cuối cùng trước khi biệt tích.

Đồng thời người khởi kiện cần cung cấp những tài liệu chứng cứ để chứng minh bị đơn đã đi biệt tích từ 06 tháng trở lên chẳng hạn như xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường nơi bị đơn cư trú.

 Tòa án xem xét đơn yêu cầu

Trường hợp, trong thời gian xem xét đơn yêu cầu nếu bị đơn trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

Nếu bị đơn trở về người khởi kiện có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo trình tự của pháp luật.

Trường hợp sau khi ra thông báo tìm kiếm nhưng vẫn không xác định được thông tin của bị đơn và kể từ ngày bỏ đi đã biệt tích 02 năm liền trở lên thì yêu cầu Tòa án tuyên bố bị đơn mất tích.

Yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích

Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích được quy định tại Chương XXVI Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Theo đó, người khởi kiện cần nộp đơn yêu cầu tuyên bố bị đơn mất tích cùng với quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

Trong thời gian thông báo tìm kiếm, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo nêu trên thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Trường hợp có căn cứ tuyên bố mất tích theo quy định, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích.

Trường hợp trong thời gian thông báo tìm kiếm người bị tuyên bố mất tích mà bị đơn trở về, người khởi kiện có thể thực hiện thủ tục ly hôn theo thủ tục thông thường.

Trong trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thông báo tìm kiếm mà bị đơn vẫn chưa trở về thì Tòa án sẽ xem xét đơn yêu cầu, trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố bị đơn mất tích và người khởi kiện có thể thực hiện thủ tục ly hôn với người bị tuyên bố mất tích.

Giải quyết ly hôn khi chồng bị tuyên bố mất tích

Khi Tòa án đã ra quyết định tuyên bố bị đơn mất tích thì người khởi kiện có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với người bị tuyên bố mất tích theo căn cứ tại khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình:

“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488