Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình mới nhất

by Nguyễn Thị Giang

Ly hôn là vấn đề trước đến nay luôn rất khó giải quyết bởi nó đặc biệt hơn các mối quan hệ khác là chứa đựng yếu tố tình cảm. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp khi ly hôn, vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu Tòa án nhưng sau đó, họ lại không muốn ly hôn nữa và xin rút đơn ly hôn. Vậy vợ hoặc chồng có quyền thay đổi ý kiến và xin rút đơn không? Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình được quy định cụ thể như thế nào? Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Đại Nam  xin có bài viết hướng dẫn cụ thể nội dung Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình mới nhất như sau:

Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình mới nhất

Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình mới nhất

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Ai là người được rút đơn thuận tình ly hôn?

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu nếu người yêu cầu rút đơn. Do đó, trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi rút đơn cũng phải cần hai vợ chồng cùng yêu cầu.

Lúc này, khi Tòa án đã trả đơn yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trả đơn.Rút đơn ly hôn thuận tình là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn ly hôn thuận tình lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai nơi cư trú hoặc làm việc của vợ chồng.

Các bước tiến hành thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình được coi là việc dân sự, trong đó vợ và chồng là người có yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn cho nên tại điểm e Khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn yêu cầu khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu như sau:

Điều 364. Trả lại đơn yêu cầu

Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:

e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

Vì vậy, Tòa án trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi vợ hoặc chồng có rút đơn yêu cầu. 

Nộp đơn xin rút đơn ly hôn thuận tình theo mẫu

Vợ chồng viết đơn yêu cầu rút đơn theo mẫu gửi lên Tòa án nhân dân mà vợ chồng đã nộp đơn để Tòa án trả lại đơn và hồ sơ.

Nhận lại giấy tờ ly hôn thuận tình

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

Điều 366. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:

c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;

Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Rút đơn ly hôn thuận tình rồi có được nộp lại hay không?

Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, đương sự đã rút đơn ly hôn thì có nộp lại được hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:

     b) Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.

Theo quy định này, đối với yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, trước đây bạn đã rút đơn ly hôn thì Tòa án đã đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của bạn. Bây giờ nếu có căn cứ để ly hôn và muốn yêu cầu tòa án giải quyết thì bạn hoàn toàn có thể nộp lại đơn ly hôn. Tòa án vẫn sẽ xem xét đơn và giải quyết yêu cầu của bạn theo thủ tục tố tụng dân sự.

Lệ phí rút đơn thuận tình ly hôn

Khoản 3 Điều 218 quy định về Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

Vì vậy, nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút đơn xin ly hôn thì tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình mới nhất . Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488