Thủ tục thành lập công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh

by Đào Quyết

Hiện nay nhu cầu thành lập công ty ngày càng nhiều, đặc biệt ở thành phố phát triển hàng đầu như thành phố Hồ Chí Minh. Luật Đại Nam sẽ tư vấn giúp bạn giải đáp thủ tục thành lập công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh cần những gì.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-2

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan

Đầu tiên về điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện về chủ thể và người đại diện pháp luật

  • Điều kiện về chủ thể 

 + Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành.

 + Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.

 + Không phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật hiện hành.

 + Không phải các đối tượng phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

 – Đối với chủ thể là tổ chức muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp: 

 + Tổ chức phải có tư cách pháp nhân.

 + Tổ chức không phải cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng theo quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hiện hành.

  • Điều kiện về người đại diện doanh nghiệp 

 – Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp phải là cá nhân và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

 – Mỗi doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

 – Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện quy định cụ thể tại Điều lệ công ty.

Về tên đăng ký 

 – Tên doanh nghiệp được đặt với mục đích gắn tại trụ sở chính doanh nghiệp, viết trên các loại giấy tờ giao dịch, ấn phẩm, hồ sơ tài liệu do bên doanh nghiệp phát hành.

 – Tên doanh nghiệp bạn dự kiến đặt phải phù hợp với quy định pháp luật và không được trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.

 – Tên doanh nghiệp gồm thành tố loại hình doanh nghiệp và tên riêng được quy định chi tiết tại Luật doanh nghiệp hiện hành.

Về đăng ký trụ sở chính 

 – Địa chỉ trụ sở chính phải được xác định rõ ràng gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường, thành phố và là nơi liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH một thành viên

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-3

Về loại hình doanh nghiệp

Đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam hiện nay có bốn loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành:

 – Doanh nghiệp tư nhân: chỉ do 01 cá nhân làm chủ, cá nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp.

 – Công ty TNHH 01 thành viên: do 01 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ, chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật.

 – Công ty TNHH hai thành viên trở lên:có từ 02 thành viên trở lên là tổ chức hoặc cá nhân nhưng không vượt quá 50 thành viên. 

 – Công ty cổ phần: có ít nhất 03 thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. 

 – Công ty hợp danh: phải có ít nhất là 02 cá nhân và thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty mức độ rủi ro cao.

Lựa chọn về ngành nghề đầu tư kinh doanh

    Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề pháp luật Việt Nam hiện hành không cấm và được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư hiện hành.

 Về vốn điều lệ 

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời gian nhất định và được công nhận trong Điều lệ công ty.

Về phần hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp:

 – Đơn xin đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định của nhà nước.

 – Điều lệ công ty hợp lệ với quy định pháp luật hiện hành, dựa trên ý chí tự nguyện của các thành viên.

 – Danh sách thành viên góp vốn

– Giấy tờ chứng thực cá nhân

 – Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, được công nhận theo pháp luật Việt Nam.

 – Và các giấy tờ khác theo quy định hiện hành của pháp luật và yêu cầu của các cơ quan nhà nước theo từng trường hợp khác nhau.

Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488