Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy nhôm

Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy nhôm

by Trương Mỹ Linh

Nhôm là một trong những kim loại quý giá trong ngành công nghiệp hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau. Để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm nhôm, việc xin cấp giấy chứng nhận hợp quy nhôm là một phần quan trọng của quy trình sản xuất. Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cùng tìm hiểu về giấy chứng nhận hợp quy nhôm và các khía cạnh quan trọng xung quanh việc xin cấp giấy chứng nhận này.

Giấy chứng nhận hợp quy là gì?

Giấy chứng nhận hợp quy là tài liệu chứng minh rằng sản phẩm nhôm đã qua kiểm tra và đạt đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn quy định. Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng sản phẩm nhôm đáp ứng các yêu cầu cụ thể để có thể được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và xây dựng một cách an toàn và hiệu quả.

Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy nhôm

Thủ tục xin cấp chứng nhận hợp quy nhôm

Chứng nhận hợp quy nhôm là gì?

Chứng nhận hợp quy nhôm là một quy trình xác nhận chất lượng và tính đúng đắn của sản phẩm nhôm thông qua việc kiểm tra, đánh giá và chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình này đảm bảo rằng sản phẩm nhôm được sản xuất và phân phối đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.

Tại sao phải Xin chứng nhận hợp quy nhôm?

Theo thông tư 10/2017/TT-BXD và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD quy định các doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu, sản xuất nhôm, nhôm thanh định hình, hợp kim nhôm định hình là hoạt động bắt buộc phải chứng nhận hợp quy nhôm, hợp kim nhôm định hình.

Việc xin cấp giấy chứng nhận hợp quy nhôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính đáng tin cậy và an toàn của sản phẩm nhôm. Khi một sản phẩm nhôm có giấy chứng nhận hợp quy, điều này thể hiện sự cam kết của nhà sản xuất đối với chất lượng và tính an toàn của sản phẩm. Nó cũng tạo niềm tin cho người tiêu dùng và người sử dụng về khả năng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.

Căn cứ pháp lý chứng nhận hợp quy nhôm

Dựa trên quy chuẩn quốc gia QCVN 16:2014/BXD ban hành kèm theo thông tư số 15/2014/TT-BXD của Bộ Xây Dựng; các sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình là hàng hóa thuộc danh mục vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy đảm bảo sự phù hợp với quy chuẩn ban hành.

Đối tượng cần chứng nhận hợp quy nhôm

  • Chứng nhận áp dụng với các tổ chứng cá nhân trong nước tham gia sản xuất hoặc nhập khẩu mặt hàng nhôm và hợp kim nhôm định hình.
  • Chứng nhận áp dụng với các tổ chứng cá nhân nước ngoài hoạt động tại nước ta trong lĩnh vực nhôm và hợp kim nhôm định hình.

Phương thức chứng nhận hợp quy nhôm

Các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu nhôm và hợp kim nhôm định hình được đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 theo thông tư 28/2012/TT-BKHCN do Bộ Khoa Học Công Nghệ ban hành quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật.

  • Phương thức 5:
    – Đối với các sản phẩm của nhà sản xuất có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng iso 9001.
    – Chứng nhận có hiệu lực 1 năm với sản phẩm nhập khẩu và 3 năm với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất.
  • Phương thức 7:
    – Đối với từng lô sản phẩm sản xuất hay nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện.
    – Chứng nhận chỉ có hiệu lực với từng lô sản phẩm.

Thủ tục đăng ký chứng nhận hợp quy nhôm

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước đầu tiên trong quy trình chứng nhận hợp quy nhôm đó chính là đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Xem xét trước đánh giá

Tổ chuyên gia tư vấn Luật Đại Nam thực hiện xem xét về hồ sơ đăng ký chứng nhận và tài liệu của khách hàng.

Đến khảo sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất. Hướng dẫn hoàn thành áp dụng đúng theo các yêu cầu của QCVN 16:2019/BXD.

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) sẽ đánh giá về hệ thống tài liệu. Quy trình áp dụng thực tế tại cơ sở sản xuất.

Lấy mẫu thử nghiệm điển hình tại cơ sở sản xuất.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá

Hội đồng thẩm xét của Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện xem xét lại hồ sơ đánh giá. Nếu hồ sơ đánh giá hợp lệ, đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận hợp quy đá xây dựng có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.

Bước 6: Đánh giá giám sát hàng năm

Để đảm bảo doanh nghiệp vẫn đang áp dụng theo quy chuẩn và các sản phẩm, hàng hóa vẫn đạt tiêu chuẩn chất thì không quá 12 tháng Tổ chức chứng nhận sẽ tổ chức đánh giá giám sát một lần. Quá trình đánh giá giám sát tương tự như đánh giá chứng nhận ban đầu.

Bước 7: Chứng nhận lại

Khi hết hiệu lực 3 năm, thì khách hàng sẽ được tái chứng nhận lại.

Kết luận

Xin cấp giấy chứng nhận hợp quy nhôm là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm nhôm. Điều này đảm bảo tính an toàn, chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Việc xin chứng nhận hợp quy nhôm không chỉ tạo niềm tin cho người tiêu dùng mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nhôm.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488