Có nhiều công việc với mức lương khá cao ngay từ giai đoạn thử việc, người sử dụng lao động luôn muốn nâng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, và tiền lương của người lao động luôn là một trong những khoản chi phí không thể bảo qua trong báo cáo thuế – tài chính. Đi liền với vấn đề lương là thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Vậy, thử việc bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân là đúng hay sai? Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề này.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 80/2021/TT-BTC
Thử việc có bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trong đó, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định rằng:
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Như vậy, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà tổng tiền lương trả cho người lao động từ 02 triệu đồng trở lên/lần thì doanh nghiệp được phép khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi trả cho người lao động.
Do vậy, nếu thử việc thuộc trường hợp nói trên thì người sử dụng lao động hoàn toàn được phép khấu trừ 10% mức lương trả cho người lao động để đóng thuế thu nhập cá nhân.
Cách tính thuế TNCN phải nộp đối với lao động thử việc
Trước tiên, các bạn cần xác định mức tiền lương thử việc tính thuế: Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1 quy định về khấu trừ thuế.
Như vậy, thuế đối với tiền lương, tiền công thử việc được tính bằng 10% tiền lương đối với những cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên. Ví dụ:
Người lao động A, có 02 tháng thử việc, tháng thử việc thứ nhất họ làm được 14 ngày với mức là 1.800.000đ; tháng thử việc thứ 2 họ làm được hết tháng và lương họ tính được là 3.600.000đ. Vậy tiền thuế TNCN được xác định như sau:
Tại tháng thứ nhất, mức thu nhập dưới 2 triệu đồng, không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tại tháng thứ hai, mức thu nhập trên 2 triệu đồng, phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập, cụ thể: Thuế TNCN = 10% x 3.600.000đ = 360.000đ. Doanh nghiệp khấu trừ tại nguồn đối với khoản chi phí này trước khi trả lương cho người lao động.
3. Quy định giảm trừ gia cảnh trong thời gian thử việc
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân có thu nhập chịu thuế được giảm trừ gia cảnh bằng 9.000.000đ/tháng, một năm được giảm trừ gia cảnh bằng 9 triệu x 12 = 108 triệu đồng.
Từ quy định trên nhận thấy:
– Thứ nhất, nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần
– Thứ hai, nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn:
- Khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
- Nếu cá nhân làm Bản cam kết 23/CK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế TNCN.
Như vậy, trường hợp cá nhân được xác định chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân được giảm trừ gia cảnh với điều kiện người lao động đó phải đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, và không phát sinh các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, từ thiện, nhân đạo,… và làm cam kết 23 theo mẫu.
Làm thế nào để không bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu ước tính tổng mức thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân, người lao động có thể làm cam kết gửi doanh nghiệp để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế.
Người lao động được làm cam kết tạm thời chưa khấu trừ thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
- Cá nhân cư trú ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng để thử việc.
- Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế (nếu làm ở 02 nơi trở lên không được làm bản cam kết).
- Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ước tính tổng thu nhập từ 132 triệu đồng/năm trở xuống nếu không có người phụ thuộc).
- Phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Nếu thỏa mãn các điều kiện trên, người lao động có thể tải và điền Mẫu 02/CK-TNCN rồi gửi cho doanh nghiệp để không bị khấu trừ 10% tiền lương.
Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2022, mẫu cam kết thuế thu nhập cá nhân này sẽ được thực hiện theo mẫu mới là Mẫu 08/CK-TNCN được ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Thử việc bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân là đúng hay sai? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM