Thuận tình li hôn hòa giải mấy lần?

by Nguyễn Thị Giang

Ly hôn được thực hiện khi vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Việc đăng ký đảm bảo đủ điều kiện kết hôn; không vi phạm điều cấm của luật hôn nhân gia đình tại thời điểm kết hôn. Trường hợp hai bạn có đăng ký kết hôn nhưng không đúng quy định của pháp luật thì thực hiện thủ tục hủy kết hôn trái pháp luật. Nếu hai bên chung sống nhưng không đăng ký kết hôn thì yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng.Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp về nội dung Thuận tình li hôn hòa giải mấy lần? như sau:

Thuận tình li hôn hòa giải mấy lần?

Thuận tình li hôn hòa giải mấy lần?

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Quy định của pháp luật về thuận tình ly hôn.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng thuận tình ly hôn là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được các vấn đề về con cái, tài sản chung, nợ chung. Tất cả các thỏa thuận này phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được hay việc thỏa thuận đó ảnh hưởng tới lợi ích, không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

 Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

 Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

 Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
  • Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được rằng, pháp luật không quy định khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình phải hoà giải bao nhiêu lần. Tuy nhiên từ quy định của điều luật ta có thể suy ra được về phía Toà án sẽ phải hoà giải ít nhất một lần đối với cặp vợ chồng có nhu cầu thuận tình ly hôn.

Thủ tục hòa giải khi ly hôn

Hòa giải là việc bên thứ ba thực thi thuyết phục, tương hỗ cho những bên trong thỏa thuận hợp tác, thương lượng để xử lý xích mích, tranh chấp sự không tương đồng với nhau. Hòa giải hoàn toàn có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án nhân dân hoặc TT trọng tài thương mại, … để xử lý những tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại, … Trong ngành nghề dịch vụ hôn nhân gia đình và mái ấm gia đình, hòa giải khi ly hôn gồm có:

  •  Hòa giải cơ sở: Việc hòa giải cơ sở được thực thi theo lao lý tại Luật hòa giải cơ sở 2013. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có nhu yếu ly hôn, do đó thủ tục hòa giải tại cơ sở là không bắt buộc.
  • Hòa giải tại Tòa án Sau khi đã thụ lý đơn nhu yếu ly hôn, Tòa án buộc phải thực thi hòa giải theo pháp luật của pháp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề:Thuận tình li hôn hòa giải mấy lần? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488