Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast

by Lê Vi

Từ nhiều năm trở lại đây, chúng ta không còn xa lạ với podcast – những nội dung âm thanh dạng số mà người dùng có thể nghe trực tiếp bất cứ lúc nào. Vì podcast là những nội dung mang tính sáng tạo, nên không có gì ngạc nhiên khi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast.

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Bảo hộ bản quyền podcast là gì?

Bảo hộ bản quyền podcast là bảo hộ quyền cho Tác giả và Chủ sở hữu quyền tác giả đối với nội dung sáng tạo theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), podcast được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả. Pháp luật bản quyền bảo hộ Người trực tiếp sáng tạo ra bản podcast và Chủ sở hữu quyền tác giả podcast.

Đối với Chủ sở hữu bản quyền podcast, Chủ sở hữu bản quyền podcast có thể là: Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho Tác giả hoặc giao kết hợp đồng với Tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả; hay Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tác giả.

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast

Tại sao phải đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, sau khi bản podcast được hoàn thành, bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast sẽ tự động được bảo hộ, không bắt buộc bản podcast đó đã được đăng ký hay chưa. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích Tác giả hoặc Chủ sở hữu podcast đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast để được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Như vậy, nếu bạn đã đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast

Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009 quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm podcast bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Tờ khai đăng ký bản quyền podcast;
  2. CMND/CCCD của Tác giả;
  3. CMND/CCCD của Chủ sở hữu quyền tác giả nếu là cá nhân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là Công ty;
  4. Bản podcast muốn đăng ký;
  5. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  6. Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  7. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu podcast có đồng tác giả;
  8. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm 3, 4, 5 và 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ đăng ký bản quyền podcast nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast

Để đăng ký quyền tác giả bạn cần làm các thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể tại một trong các địa chỉ sau: Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm podcast do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488