Khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự

by Vũ Khánh Huyền

Quan hệ hợp đồng gắn kết với các lợi ích vì vậy cũng phát sinh tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Vậy làm sao để hiểu thế nào là khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh tranh chấp hợp đồng dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

Khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự

Khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự

Khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

Các loại tranh chấp hợp đồng dân sự hiện nay

Các loại tranh chấp hợp đồng dân sự phổ biến gồm:

  • Tranh chấp về vi phạm hợp đồng: Đây là trường hợp khi một bên không tuân theo các điều khoản và điều kiện đã được ký kết trong hợp đồng, gây tổn hại hoặc gây mất mát cho bên kia. Ví dụ: vi phạm điều khoản về thời hạn thanh toán, vi phạm điều khoản về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tranh chấp về việc hiểu các nội dung trong hợp đồng: Khi các bên tranh chấp về ý nghĩa của một thuật ngữ hoặc điều khoản trong hợp đồng.
  • Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng đồng: Khi hai bên không đồng ý về việc chấm dứt hợp đồng hoặc không đồng ý về điều khoản chấm dứt hợp đồng, có thể phát sinh tranh chấp. Ví dụ, tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc vi phạm điều khoản về chấm dứt hợp đồng.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại: Khi một bên gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể phát sinh tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại. Ví dụ, tranh chấp về việc xác định mức độ tổn hại và các phương pháp bồi thường.
  • Tranh chấp về việc thay đổi hợp đồng: Khi hai bên không có ý định thay đổi các điều khoản trong đồng, có thể phát sinh tranh chấp. Ví dụ, tranh chấp về việc điều chỉnh cả giá, thay đổi thời gian hoàn thành hoặc điều chỉnh phạm vi dịch vụ.

Hồ sơ để giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Hồ sơ để giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người khởi kiện;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh tình trạng cư trú hiện nay của người bị khởi kiện;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dân sự;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh người khởi kiện bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp từ hợp đồng dân sự đó;

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Tùy vào việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp mà sẽ dẫn đến những trình tự, thủ tục khác nhau. Cụ thể:

*Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án:

Để giải quyết tranh chấp tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, cần thực hiện thủ tục theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện đến Tòa án

Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 4:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.

Bước 5: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (thường kéo dài từ 02 đến 04 tháng), Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp Tòa án lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Thẩm phán phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

*Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài thương mại:

Để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại nhanh chóng và đúng theo quy định của pháp luật, cần thực hiện thủ tục theo trình tự sau:

Bước 1: Nguyên đơn làm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo gửi đến Trung tâm trọng tài và đồng thời cho bị đơn một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm đơn khởi kiện và hồ sơ tài liệu kèm theo.

Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên, tùy trường hợp vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng Trung tâm trọng tài hay Trọng tài vụ việc.

Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo quy định

Nguyên đơn: Chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.

Bị đơn: Chọn Trọng tài viên hoặc yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.

Bước 4: Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ do các bên cung cấp

Bước 5: Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải theo yêu cầu các bên. Trong trường hợp hòa giải thành, Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 6: Khi hòa giải không thành, Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp. Phiên họp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Bước 7: Hội đồng trọng tài ban hành phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Đại Nam

  • Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự trên các lĩnh vực;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan để giải quyết;
  • Đại diện cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa án;
  • Liên hệ Tòa án và các cơ quan nhà nước khác trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trinh giải quyết.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488