Thuế xuất nhập khẩu là gì?

by Lê Vi

Thuế nhập khẩu được đánh vào các hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Đóng vai trò tăng thu ngân sách, giảm cạnh tranh với hàng hoá sản xuất trong nước và duy trì sự cân bằng cho nền kinh tế. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan.

Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Đầu tiên một đặc điểm của thuế xuất khẩu nhập khẩu đó là về hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Chỉ những hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu ý:

  •  Lưu ý về các loại hàng hóa có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng lại không hợp pháp ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  •  Các loại hàng hóa hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch không hợp pháp: không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  •  Lưu ý khi thực hiện các giao dịch hợp pháp nhưng hàng hóa không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đặc điểm thứ hai chúng tôi đưa ra đó là về hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam:

  • Theo quy định của pháp luật và dựa trên thực tế thì các loại hàng hóa phải có một hành vi thực tế làm dịch chuyển hàng hóa đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi, tặng cho…mới là đối tượng chiệu thuế xuất, nhập khẩu. Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế. Nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung Quốc. Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế.
  • Khi tực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa thì hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hóa đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.

Đặc điểm thứ ba về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa. (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ.)

Cuối cùng đó chính là đặc điểm về đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

Vai trò của thuế xuất, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

  •  Là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
  •  Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
  •  Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
  •  Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
  •  Giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Đối tượng của thuế xuất, nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế

  •  Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép trao đổi, mua, bán, vay nợ với nước ngoài.
  •  Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  •  Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  •  Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
  •  Hàng hóa hoặc quà biếu, tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.

Đối tượng không chịu thuế

  •  Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.
  •  Hàng hóa viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ…. Cho Việt Nam và ngược lại.
  •  Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại nhưng chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc từ khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác.
  •  Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.

Đối tượng nộp thuế

  •  Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.
  •  Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.
  •  Cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  •  Đại lý làm thủ tục hải quan được những đối tượng trên ủy quyền nộp thuế xuất, nhập khẩu.
  •  Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
  •  Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

  •  Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
  •  Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
  • Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
  •  Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
    •  Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
    •  Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
    •  Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Thuế xuất nhập khẩu là gì? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488