Tiền nhuận bút trong quyền tác giả khi có tranh chấp

by Hồng Hà Nguyễn

Tiền nhuận bút trong quyền tác giả khi có tranh chấp quy định như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau của Luật Đại Nam nhé!

Tiền nhuận bút trong quyền tác giả quy định như thế nào?

Tiền nhuận bút trong quyền tác giả khi có tranh chấp quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Tiền nhuận bút, thù lao là gì?

Nhuận bút đó là là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu quyền tác giả; bên sử dụng cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn.

Như vậy, có thể hiểu tiền nhuận bút, tiền thù lao là khoản tiền mà bên thứ ba phải trả khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn đều phải trả tiền nhuận bút, tiền thù lao theo quy định các trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

>> Xem thêm: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả của tác phẩm phái sinh?

Nguyên tắc xác định tiền nhuận bút, thù lao

Nguyên tắc trả tiền nhuận bút và tiền thù lao như sau:

  • Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
  • Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
  • Việc phân chia tiền nhuận bút, tiền thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
  • Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
  • Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Tiền nhuận bút, tiền thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan quy định thế nào?

Có hai căn cứ xác định tiền nhuận bút, tiền thù lao là theo Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và theo thỏa thuận, cụ thể:

Theo Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả là một tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả. Hoạt động của tổ chức này theo ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Theo thỏa thuận

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm thỏa thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất và phương thức thanh toán.

Lưu ý: Báo cáo tiền nhuận bút, thù lao theo quy định thì tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản về biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất, cách thức thực hiện việc phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.

Các tranh chấp về nhuận bút, thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan

Các tranh chấp về nhuận bút, thù lao trong quyền tác giả, quyền liên quan là: Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng với người sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao, vì lý do người sử dụng không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc làm ảnh hưởng đến việc khai thác hình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488