Trường hợp nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

by Lê Vi

Có phải mọi trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải xin Giấy phép đầu tư không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Trường hợp nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư? qua bài viết sau

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án với cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trái phép hoặc các ngành nghề bị cấm đầu tư tại Việt Nam sẽ không được cấp giấy phép đầu tư.

Trường hợp nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Trường hợp nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Trường hợp nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Theo quy định tại khoản 1, điều 36, Luật đầu tư năm 2014, các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

  •  Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư

Đối với dự án đầu tư trong nước

Trường hợp xin giấy phép đầu tư

  • Dự án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam
  • Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư như sau

  • Bản đăng ký đầu tư.
  • Dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án
  • Một số văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường
  • Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)

Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc CMTND đối với nhà đầu tư là cá nhân
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường
  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật

Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Hồ sơ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cũng như hồ sơ dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chuẩn bị thêm hồ sơ: giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng.

Ai có quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020 như sau:

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.

– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.

– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

+ Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 Luật Đầu tư 2020.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Trường hợp nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư? Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488