Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

by Đàm Như

Để giúp các cá nhân/tổ chức lựa chọn và tìm kiếm được nhãn hiệu theo đủ các tiêu chí nêu trên, các phân tích theo bài viết dưới đây sẽ lần lượt đi sâu vào từng vấn đề pháp lý liên quan đến việc tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam theo dạng các câu hỏi thường gặp trong quá trình tư vấn để các cá nhân/pháp nhân ý thức được cơ bản về các vấn đề pháp lý về nhãn hiệu. Cùng Luật Đại Nam giải đáp các vấn đề liên quan trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất số 11/VBHN-VPQH năm 2022;

Cơ quan nào thẩm định khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ là Cơ quan thẩm định khả năng đăng ký nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.Cục SHTT hiện đang có 03 địa chỉ sau:

Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: Số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành p hố Đà Nẵng.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam chỉ là chữ có được không hay bắt buộc phải có logo

Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Tức là nhãn hiệu được bảo hộ có thể là dấu hiệu (với màu sắc bất kì) chỉ bao gồm chữ hoặc chỉ bao gồm hình (hay được các chủ sở hữu hiểu là logo), hoặc kết hợp giữa phần chữ và phần hình.

Ai có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

  • Bất kì cá nhân/pháp nhân nào đều có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Tức là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể là cá nhân (tên và địa chỉ đầy đủ từ số nhà, phố, phường, quận/huyện, quốc gia), nhiều cá nhân (đồng chủ sở hữu) hoặc pháp nhân (công ty, tổ chức được thành lập hợp pháp), nhiều pháp nhân (đồng chủ sở hữu);
  • Các cá nhân/pháp nhân đề cập ở trên có thể có quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, không giới hạn quốc gia nào;
  • Nếu cá nhân/pháp nhân có quốc tịch Việt Nam thì có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp với trụ sở hoặc chi nhánh của Cục SHTT. Nếu cá nhân/pháp nhân có quốc tịch nước ngoài thì không được nộp đơn trực tiếp với Cục SHTT mà phải uỷ quyền cho 01 tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp đã được Cục SHTT ghi nhận và công bố trên website http://www.noip.gov.vn/ thay mặt mình làm việc với Cục SHTT.

Có giới hạn số lượng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Bất kì cá nhân/pháp nhân nào đều có thể đăng ký nhãn hiệu và không có quy định giới hạn số lượng nhãn hiệu được đăng ký bởi 01 chủ đơn/chủ sở hữu. Tức là số lượng nhãn hiệu được đăng ký hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan và mong muốn của mỗi chủ đơn/chủ sở hữu.

Phạm vi bảo hộ của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

  • Nhãn hiệu khi được bảo hộ sẽ được bảo hộ cho các sản phẩm/dịch vụ cụ thể và các sản phẩm/dịch vụ này được phân nhóm theo quy định;
  • Khi được bảo hộ, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ độc quyền cho các sản phẩm/dịch vụ đã đăng ký như phân nhóm. 

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

  • Nhãn hiệu khi được bảo hộ sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Hiệu lực của nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, không giới hạn số lần, mỗi lần gia hạn là cho 10 năm;
  • Để gia hạn hiệu lực chủ sở hữu cần nộp yêu cầu gia hạn và đóng phí, lệ phí theo quy định.

Thời gian để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Nhãn hiệu sẽ được thẩm định theo quy trình như sau:

  • Đơn được nộp với Cục sở hữu trí tuệ.
  • Sau đó thực hiện thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng. 
  • Công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng. 
  • Thẩm định nội dung, xem xét khả năng bảo hộ trong thời hạn 09 tháng.

Nhãn hiệu sẽ được thẩm định dựa trên tiêu chí nào?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất số 11/VBHN-VPQH năm 2022, để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, nhãn hiệu cần phải:

  • Có khả năng tự phân biệt (khả năng phân biệt tự thân);
  • Có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu đã được nộp đơn/bảo hộ trước cho các sản phẩm/dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488