Tư vấn pháp luật lao động

by Luật Đại Nam

Lao động là một nguồn lực vô cùng quan trọng cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia. Nguồn lao động là yếu tố đặc biệt cho sự phát triển kinh doanh, tư duy sáng tạo trong lao động và sản xuất, qua đó khẳng định tính cạnh tranh trong nước và trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia phải có một hệ thống văn bản pháp luật và những quy phạm pháp luật quy định về pháp luật lao động một cách chặt chẽ, sâu và rộng.

  • Tư vấn cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động;
  • Tư vấn về hợp đồng lao động, xem xét và đề xuất ý kiến chỉnh sửa;
  • Soạn thảo hợp đồng lao động theo yêu cầu của khách hàng;
  • Tư vấn về nội quy lao động;
  • Soạn thảo nội quy lao động theo yêu cầu khách hàng;
  • Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động
  • Xây dựng hồ sơ, tài liệu chứng cứ cho khởi kiện vụ án lao động
  • Nhận đại diện ủy quyền, đại diên cho đương sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại phiên tòa sơ thẩm & phúc thẩm.
  • Tư vấn cho đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện thi hành án lao động

Xem thêm: Giấy phép lao động

tu-van-phap-luat-lao-dong-2

Nội Dung Chính

Các văn bản pháp luật lao động doanh nghiệp cần biết

  • Bộ luật lao động 2012
  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị định số 41/2013 NĐ-CP hướng dẫn điều 220 của BLLĐ
  • Nghị định số 44/203 NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ liên quan đến hợp đồng lao động
  • Nghị định số 45/2013 NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ liên quan đến thời gian lao động, tời gian nghỉ ngơi, vệ sinh lao động và an toàn lao động
  • Nghị định số 46/2013 NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ liên quan đến tranh chấp lao động
  • Nghị định số 49/2013 NĐ – CP hướng dẫn BLLĐ về tiền lương
  • Nghị định số 55/2013 NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về việc cấp phép cho thuê lại lao động về ký quỹ và danh mục cho thuê lại lao động.
  • Nghị định số 60/2013 NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ về quy định quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
  • Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Nghị định số 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm
  • Nghị định số 03/2014/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm
  • Nghị đinh số 52/2014/NĐ-CP: Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
  • 73/2014/NĐ-CP: Sửa đổi Điều 29 Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
  • 75/2014/NĐ-CP: Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • 85/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ
  • 88/2015/NĐ-CP: Sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghỉ thai sản có được tính phép năm?

Cảm ơn bạn đã liên hệ và gửi câu hỏi cho Luật Đại Nam. Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau: Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2019 quy…

Ngày: 12/09/2021

Chào các luật sư công ty Luật Đại Nam. Luật sư cho e hỏi: e làm việc tại công ty đến 15/8/2021 là nghỉ sinh. Vậy khi nghỉ sinh có được tính số ngày phép năm còn lại trong tháng 8 này không ạ

E làm việc tại công ty đến 15/8/2021 là nghỉ sinh. Vậy khi nghỉ sinh có được tính số ngày phép năm còn lại trong tháng 8 này không ạ”

Cảm ơn bạn đã liên hệ và gửi câu hỏi cho Luật Đại Nam. Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ phép hằng năm, theo đó, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động tương ứng như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
  • Trong đó, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, theo đó, thời gian làm việc cho người lao động là cơ sở để xác định chính xác số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động bao gồm:
  • Thời gian tập nghề, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
  • Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương, gồm: Kết hôn; Con kết hôn; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết;
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được phía người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc do bị tai nạn lao động hoặc nghỉ việc do bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
  • Thời gian phải ngừng việc hoặc phải nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Như vậy, đối với những trường hợp nghỉ chế độ thai sản theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động và là cơ sở để tính ngày nghỉ phép hằng năm cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Việc tính số ngày phép năm còn lại vào tháng 8 thường không xác định được thời gian làm việc đủ 12 tháng. Do đó tính số ngày phép năm còn lại thường được tính vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

Xem thêm: Luật sư lao động là gì và vai trò của luật sư lao động

tu-van-phap-luat-lao-dong-4

Tạm hoãn hợp đồng lao động do covid-19

Tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì lý do dịch bệnh theo pháp luật quy định hoặc theo sự thỏa thuận giữa hai bên.

Vậy khi bị tạm hoãn hợp đồng lao động do Covid, người lao động có được hưởng lương, những chính sách gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều người lao động quan tâm trong tình trạng dịch bệnh covid đang rất phức tạp tại Việt Nam, dưới đây Công ty Luật Đại Nam sẽ hướng dẫn và trả lời câu hỏi  liên quan vấn đề này để người lao động nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020;
  • Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021;
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017.

Quy định của Bộ luật Lao động về tạm hoãn hợp đồng lao động

  • Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Nếu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp phải ngừng việc do covid, người lao động không được trả lương

Quy định về nhận lại người lao động sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Trách nhiệm, xử phạt vi phạm khi người sử dụng lao động sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn không nhận lại người lao động trở lại làm việc

  • Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
  • Ngoài ra, người sử dụng lao động buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Hỗ trợ tiền hỗ trợ Covid-19 khi người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động

Đối tượng, điều kiện hỗ trợ Covid-19 khi tạm hoãn hợp đồng lao động

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid 19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:

  • Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021.
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

Mức hỗ trợ và phương thức chi trả

Mức hỗ trợ hỗ trợ Covid-19 khi người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động

  • 855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày).
  • 710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
  • Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.

Phương thức chi trả

Trả 1 lần cho người lao động.

Trường hợp khi dịch bệnh covid doanh nghiệp phải thực hiện đóng cửa theo các biện pháp giãn cách xã hội, nhưng người lao động không đồng ý tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi doanh nghiệp không thể bố trí được công việc do dịch bệnh covid 19 người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độn

Ngừng việc khi cách ly y tế có được trả lương?

Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn ra khá phức tạp trên nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại các khu công nghiệp có số lượng công nhân và người lao động lớn. Một trong những băn khăn của người người lao động là: khi người lao động phải ngừng việc do dịch bệnh hoặc người lao động phải cách ly y tế có được hưởng lương không?

Cơ sở pháp lý

Theo quy định tại Điều 99, Bộ luật Lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định như sau:

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

  1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
  3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
    1. Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
    2. Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu”.

Người lao động ngừng việc để cách ly y tế không được hưởng lương

Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động đó không được trả lương.

Người lao động ngừng việc để cách ly y tế được hưởng lương

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động mà người lao động buộc phải đi cách ly y tế tập trung;
  • Người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Mức lương trả người lao động ngừng việc khi người lao động phải cách ly y tế

  • Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
  • Nếu người lao động ngừng việc do phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương trong thời gian ngừng việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Quy định về Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Quy định Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tại Điều 3 Nghị định 90/2019, cụ thể như sau:

  • Vùng I: 4,42 triệu đồng/tháng;
  • Vùng II: 3,92 triệu đồng/tháng;
  • Vùng III: 3,43 triệu đồng/tháng;
  • Vùng IV: 3,07 triệu đồng/tháng.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022

Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 là vấn đề được rất nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm và tìm đọc. Vì vậy, bài viết này sẽ trình bày rõ hơn về mức lương đóng bảo hiểm xã hội 2022theo đúng quy định của pháp luật năm 2022.

Cách xác định tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc gồm:

  • Mức lương;
  • Phụ cấp;
  • Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu của năm 2022

Theo quy định tại điểm 2.6  khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2022 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2022 vẫn sẽ giữa như năm 2021 là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là  3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dự kiến năm 2022 như sau (đơn vị: đồng/tháng)

Vùng Người làm việc trong điều kiện bình thường Người đã qua học nghề, đào tạo nghề Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề Công việc giản đơn Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 4.420.000 4.729.400 4.641.000 4.965.870 4.729.400 5.060.458
Vùng II 3.920.000 4.194.400 4.116.000 4.404.120 4.194.400 4.488.008
Vùng III 3.430.000 3.670.100 3.601.500 3.853.605 3.670.100 3.927.007
Vùng IV 3.070.000 3.284.900 3.223.500 3.449.145 3.284.900 3.514.843

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2022

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2022 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Tỷ lệ mức lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/06/2022.

Theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2021 người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.

Đối với lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20% 10.5%
Tổng cộng 30.5%

Đối với lao động là người nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0% 3% 1.5%
6% 1.5%
Tổng cộng 7.5%

Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 30/06/2022 đến hết ngày 30/09/2022.

Đối với lao động Việt Nam

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 0% 3% 8% 1% 1.5%
20.5% 10.5%
Tổng cộng 31%

Đối với lao động là người nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN
3% 0.5% 3% 1.5%
6.5% 1.5%
Tổng cộng 8%

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc với người lao động là người nước ngoài năm 2022

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, chế độ BHXH 1 lần của người lao động nước ngoài sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2022.

Do đó, căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định này, người lao động nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
  • Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
  • Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Do đó, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút BHXH 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.

Thời gian đóng BHXH để được nghỉ hưu từ năm 2022

Căn cứ xác định thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022

Từ năm 2022 đối với lao động nam cần đóng BHXH đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa. Theo Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH thì bắt đầu từ năm 2022, số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu của lao động nam sẽ có sự thay đổi.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022 đối với lao động nam

  • Đối với lao động nam, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, tăng thêm một năm so với quy định hiện hành là 19 năm.
  • Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2%, và mức tối đa bằng 75%.
  • Như vậy, từ năm 2022, muốn hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm, tăng thêm một năm so với 2021.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022 đối với lao động nữ

  • Đối với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
  • Tương tự với lao động nam, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của lao động nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%. Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm tham gia BHXH.
  • Như vậy, từ năm 2022 đối với lao động nam cần đóng BHXH đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa.

Tuổi được nghỉ hưu từ năm 2022

Từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 06 tháng (Tăng 03 tháng so với năm 2021).
  • Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 08 tháng (Tăng 04 tháng so với năm 2021).

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022

Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn từ giai đoạn năm 2022 đến 2025 là: 1.500.000 đồng (Trước đây, năm 2021 là: 700.000 đồng, căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg).

Do đó, nếu chưa tính mức nhà nước hỗ trợ thì mức đóng hằng tháng thấp nhất trong năm 2022 là: 22% * 1.500.000 đồng = 330.000 đồng. (Trước đây là: 22% * 700.000 đồng = 154.000 đồng)

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn như sau:

  • Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
  • Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
  • Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong năm 2022

  • Với người thuộc hộ nghèo là: 30% * 1.500.000 * 22% = 99.000 đồng. (Trước đây là: 46.200 đồng).
  • Với người thuộc hộ cận nghèo là: 25% * 1.500.000 *22% = 82.500 đồng. (Trước đây là: 38.500 đồng).
  • Người thuộc đối tượng khác là: 10% * 1.500.000 * 22% đồng = 33.000 đồng. (Trước đây là: 15.400 đồng).

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất trong năm 2022

Đối tượng Mức đóng Mức hỗ trợ Mức đóng đã được hỗ trợ
Hộ nghèo 330.000 đồng 99.000 đồng 231.000 đồng
Hộ cận nghèo 330.000 đồng 82.500 đồng 247.500 đồng
Đối tượng khác 330.000 đồng 33.000 đồng 297.000 đồng

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2021

Bảo hiểm xã hội như một sự đảm bảo, hỗ trợ cho người lao động trong những lúc ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ hưu,… Chính vì thế mà vấn đề bảo hiểm hiện nay được rất nhiều người lao động quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội lại chưa biết rõ về mức đóng bảo hiểm.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Nó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo quy định tại Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hôi 2014 và Nghị định 58/2020/NĐ-CP).

Cụ thể mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 đối với từng trường hợp

Căn cứ theo quy định tại Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 đối với lao động Việt Nam

Trường hợp thông thường:

Người sử dụng lao động Người lao động
Hưu trí tử tuất Ốm đau, thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Ốm đau, thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
14% 3% 0.5% 8%
17.5% 8%
Tổng cộng 25.5%

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn (theo quy định điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP) nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP:

Người sử dụng lao động Người lao động
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
14% 3% 0.3% 8%
17.5% 8%
Tổng cộng 25.3%

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2021 đối lao động nước ngoài

Trường hợp thông thường:

Người sử dụng lao động Người lao động
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Ốm đau-thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
3% 0.5%
3.5%
Tổng cộng 3.5%

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn (theo quy định điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP) nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP:

Người sử dụng lao động Người lao động
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hưu trí, tử tuất Ốm đau-thai sản Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
3% 0.3%
3.3%
Tổng cộng 3.3%

Lưu ý:

  • Mức đóng với lao động nước ngoài như trên áp dụng đến hết năm 2021, theo quy định của Điều 12, 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Từ 01/01/2022, lao động nước ngoài bổ sung mức đóng theo quy định tại Điều 12, 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP:

  • NSDLĐ đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
  • NLĐ đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Thông tin yêu cầu dịch vụ của Luật Đại Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489/0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489–  0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Giải quyết chế độ ốm đau

Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment

Contact Me on Zalo
0967370488