Vi phạm hợp đồng kinh tế

by Mai Linh

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (hay trách nhiệm dân sự) trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thêm về vi phạm hợp đồng kinh tế qua bài viết dưới đây. 

Vi phạm hợp đồng kinh tế

Vi phạm hợp đồng kinh tế

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2005

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

– Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh

– Mục đích này được thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thóa thuận

– Đặc điểm về chủ thể hợp đồng: Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai chủ thể là pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định những người làm công tác khoa học ký thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kình tế khi họ ký kết hợp đồng với pháp nhân.

Theo nguyên tắc này một hợp đồng kinh tế được hình thành phải hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các chủ thể ( tự do ý chí) không do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình ký kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

– Quyền tự do hợp đồng bao gồm những nội dung chính sau:

+ Tự do lựa chọn bạn hàng

+ Tự do thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng

+ Tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng

– Tuy nhiên quyền tự do ký kết hợp đồng bị giới hạn bởi các điều kiện sau:

+ Việc ký kết hợp đồng kinh tế phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký.

+ Các bên không được lợi dụng quyền tự do ký kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật.

+ Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là bắt buộc, tức là các đơn vị kinh tế được nhà nước giao cho chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh thì có nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh đó.

Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Khi ký kết hợp đồng các bên cùng nhau thỏa thuận những điều khoản hợp đồng có lợi nhất cho cả hai bên, không được lừa dối chèn ép nhau.

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghía vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng các bên đều có quyền đưa ra những yêu cầu của mình và đêù có quyền chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của bên kia không bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản hợp đồng.

Khi quan hệ hợp đồng kinh tế đã hình thành, các bên đều có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm trước bên kia.

Trong quan hệ hợp đồng kinh tế các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh tế có quyền tự do thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng kinh tế tôn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tôn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thỏa thuận nhưng mọi thỏa thuận trong hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật mà phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Khi tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc này có ý nghĩa trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Được quyền phạt vi phạm hợp đồng khi nào?

Điều kiện phạt vi phạm hợp đồng kinh tế được quy định tại Điều 300 Luật thương mại

Phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.

Và Điều 418 Bộ luật dân sự 2015:

Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”

Với hai quy định này thì điều kiện được phạt hành vi vi phạm hợp đồng đòi hởi phải có đủ 3 căn cứ: Hợp đồng phải có hiệu lực; Có hành vi vi phạm hợp đồng; Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.

Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và mức phạt vi phạm hợp đồng

Mức phạt vi phạm hợp đồng được các bên tự thỏa thuận, nếu cao hơn mức cho phép quy định trong luật thì phần vượt quá hơn sẽ không được áp dụng. Tùy theo hợp đồng kinh tế của Quý vị thuộc trường hợp nào trong 03 loại Luật sư Trí Nam phân tích mà bạn lựa chọn thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng theo một trong 3 quy định sau:

1. Với hợp đồng kinh tế mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định tại “Điều 301 Luật thương mại 2005

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.

Trong đó Điều 294 Luật thương mại chỉ điều chỉnh về phạt vi phạm đối với kinh doanh dịch vụ giám định cấm chứng thư giám định. Mức phạt vi phạm hợp đồng “không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định”.

2. Với hợp đồng xây dựng

Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…”

3. Đối với các hợp đồng còn lại

Khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.” Như vậy trong trường hợp này các bên được quyền thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng tự do. Quy định này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Mẫu hợp đồng mua bán con giống

Mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái

Mẫu hợp đồng mua bán công ty

Quy định về hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488