Trong đời sống hôn nhân thì việc hai vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn giữa các cặp đôi vợ chồng trẻ hiện nay. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp vợ, chồng đều có thể ly hôn mà sẽ có một số trường hợp bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Quy định về hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Luật hộ tịch năm 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch;
- Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Ly hôn là gì?
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.Căn cứ vào khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Vậy có thể hiểu ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền. Chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.
Chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết vấn đề ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa các cặp vợ chồng. Phán quyết này được thể hiện dưới dạng bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Quy định về hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Về quyền được ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, người có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn gồm:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người. Trong đó:
+ Vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn (ly hôn thuận tình): Khi hai bên đều tự nguyện ly hôn, cùng yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung vợ, chồng; giành quyền nuôi con…
+ Vợ hoặc chồng (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên hay ly hôn đơn phương): Chỉ có một trong hai bên yêu cầu ly hôn mà Tòa án hòa giải không thành và có căn cứ khiến cuộc hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể sống chung với nhau hoặc khi một bên bị Tòa tuyên bố mất tích…
– Cha, mẹ hoặc người thân thích khác: Vợ hoặc chồng bị tâm thần/bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, là nạn nhân bạo lực gia đình do người kia gây ra ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần.
Như vậy, khi muốn ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng đều có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con nhỏ, khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình đã giới hạn quyền yêu cầu ly hôn của người chồng như sau: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Các trường hợp hạn chế ly hôn của người chồng
Những quy định về hạn chế ly hôn của người chồng có một số quy định sau đây:
Thứ nhất, việc hạn chế quyền ly hôn chỉ dành cho người chồng chứ không hạn chế yêu cầu ly hôn của người vợ trong mọi trường hợp. Nếu người vợ đang mang thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thấy mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, tình yêu và trách nhiệm không còn, duy trì tình trạng hôn nhân sẽ không đảm bảo đến sức khỏe của mình, của thai nhi, hay của con nhỏ thì người vợ có thể gửi đơn đến Tòa án, và Tòa án sẽ xem xét và giải quyết theo thủ tục chung.
Thứ hai, Điều này được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc bố của đứa trẻ là ai thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền ly hôn. Điều này cho thấy trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoại tình và đứa con vợ mình đang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không phải là con của mình thì vẫn bị hạn chế quyền ly hôn tức là không được quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
Thứ ba, Điều luật quy định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì liệu con nuôi của hai vợ chồng thì người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Điều này vẫn còn gây bối rối trong việc giải quyết của các Tòa. Có Tòa thì không hạn chế ly hôn của người chồng khi đang nhận con nuôi, vì người vợ không bị tổn hại sức khỏe, tâm lý không bị ảnh hưởng nhiều nên người chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Ở đây chỉ xét đến trường hợp con của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hay Luật Hôn nhân và gia đình mới có quy định về việc mang thai hộ, nếu người vợ vì mục đích nhân đạo, đang trong thời gian mang thai hộ hoặc đang trong thời gian sinh con hộ thì liệu người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Luật Hôn nhân và gia đình mới có hiệu lực chưa có văn bản hướng dẫn các trường hợp cụ thể. Căn cứ về nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em suy ra trong trường hợp người vợ đang mang thai hộ hoặc sinh con hộ, thì người chồng vẫn bị hạn chế ly hôn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thủ tục xin trích lục kết hôn mới nhất năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao trích lục kết hôn để làm gì?