Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

by Lê Vi

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật là bảo hộ tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu Trí tuệ
  • Nghị định 17/2023/NĐ-CP

Quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Tác giả, với tư cách là chủ thể sáng tạo ra tác phẩm có quyền được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Bảo hộ quyền tác giả sẽ khuyến khích sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ công chúng và xã hội.

Bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm học thuật là biện pháp hữu hiệu khuyến khích lao động sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia.

Quyền tác giả đối với tác phẩm học thuật quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (có nước gọi là quyền tinh thần và quyền kinh tế).

  • Quyền nhân thân gồm các quyền đặt tên cho tác phẩm học thuật; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Quyền tài sản gồm các quyền làm tác phẩm học thuật phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Thời điểm phát sinh quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Điều 6 Luật SHTT quy định: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm học thuật được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, quyền tác giả của một tác phẩm học thuật được xác định dựa trên 3 yếu tố:

(i) Tác phẩm học thuật được tác giả sáng tạo, không được sao chép, trích dẫn trái quy định;

(ii) Dù có đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hay không thì tác giả vẫn được hưởng đầy đủ quyền, nghĩa vụ với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Nói cách khác, quyền tác giả được xác định không phụ thuộc vào việc tác giả hay chủ sở hữu có thực hiện thủ tục hành chính đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không;

(iii) Quyền tác giả chỉ được bảo hộ khi nó tồn tại dưới một hình vật chất nhất định, chứ không thể bảo hộ khi tác phẩm chưa thể hiện dưới một hình thức vật chất nào.

Ngoài cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cũng là điều kiện quan trọng trong việc xác lập bản quyền một tác phẩm học thuật. Các cơ sở thực tiễn này chính là việc thực hiện các quyền của tác giả được pháp luật cho phép như đặt tên cho tác phẩm, công bố tác phẩm, đánh dấu bằng tên, bút danh… Các cơ sở này là rất quan trọng khiến tác phẩm không bị nhầm lẫn, giúp tác giả ý thức được về việc sở hữu và cũng hạn chế các tranh chấp phát sinh liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học.

Bên cạnh đó, việc đặt tên cho tác phẩm cũng là một quyền nhân thân được pháp luật công nhận. Cơ sở này được hình thành khi tác giả đặt tên cho tác phẩm học thuật của mình để truyền tải thông điệp, chủ đề của tác phẩm. Việc lựa chọn một cái tên cho tác phẩm học thuật không những xác định tác phẩm này là của ai, do ai sáng tác mà còn có tác dụng định danh, tạo sức hút cho tác phẩm.

Ngoài ra, việc trình bày tác phẩm học thuật trước công chúng tồn tại dưới rất nhiều hình thức như thuyết trình, trình bày, biểu diễn, xuất bản, phát thanh, truyền hình, trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, đọc trước công chúng, phát sóng, xuất bản tác phẩm… được coi là tác phẩm đã công bố. Đây là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Hơn thế nữa, Tác giả là người có quyền tự mình quyết định có nên công bố, phổ biến tác phẩm hay không. Hay hiểu theo cách khác, việc công bố hay không công bố, công bố ở đâu, thời gian nào, bằng hình thức gì là do tác giả quyết định. Đây là những cơ sở thực tiễn chứng minh quyền tác giả của một tác phẩm học thuật.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Có 2 trường hợp:

Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).

2. Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

3. Giấy uỷ quyền của tác giả/các đồng tác giả (có công chứng, chứng thực – 1 bản) nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

5. Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);

6. Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.

7. Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).

Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).

2. Giấy Uỷ quyền của tổ chức hoặc cá nhân

3. Giấy chuyển nhượng tác phẩm từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc Giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản);

4. Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

5. Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (1 bản);

6. Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/các tác giả; địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các tác giả, công ty.

7. Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);

8. Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).

Yêu cầu đối với đơn đăng ký quyền tác giả

– Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định.

Người được ủy quyền phải thuộc tổ chức có đăng ký kinh doanh về chức năng đại diện đăng ký quyền tác giả.

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận;

– Các thông tin khai trong Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải thống nhất, phù hợp với nhau;

– Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy hoặc viết bằng mực khó phai, không tẩy xoá, không sửa chữa;

Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm học thuật

Đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm học thuật là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm…

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Vì như đã nói trên, quyền tác giả hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lợi hại ở chỗ khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa. (Trừ trường hợp có “ai đó” cũng có chứng cứ ngược lại – tức là cũng có Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chính tác phẩm mà bạn đã được cấp giấy chứng nhận).

Tại Việt Nam, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nơi nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

(i) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội:

Phòng Đăng ký Bản quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.

(ii) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086

(iii) Địa chỉ đăng ký bản quyền tác giả tại Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm học thuật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488