Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ

by Trần Giang

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Hiện nay muốn đăng ký nhãn hiệu thì quy trình thực hiện thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vì vậy qua bài viết dưới đây hãy cùng với Luật Đại Nam tìm hiểu Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ.

Huong-dan-thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu-tai-cuc-so-huu-tri-tue.jpg

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
  • Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Theo quy định pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Bên cạnh việc đăng ký riêng, pháp luật cho phép hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

– Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

– Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Quý khách chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

(1) Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định;

(2) Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.;

(3) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

(4) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

(5) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên gồm: (i) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; (ii) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác;

(6) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý: Đơn đăng ký nhãn hiệu và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi được yêu cầu:

– Giấy uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ.

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Người nộp đơn chuẩn bị và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Cục sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn và ra một trong hai quyết định sau:

– Chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp đơn hợp lệ;

– Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong trường hợp đơn không hợp lệ. Trong thông báo dự định từ chối phải nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn hai tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thẩm định nội dung đơn là hoạt động xem xét, đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu với các nhãn hiệu khác.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi thẩm định nội dung đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra một trong các quyết định sau:

+ Từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ;

+ Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488