Hợp đồng kinh tế là một trong những khái niệm cơ bản của lĩnh vực kinh tế. Đây là một trong những hợp đồng quan trọng giúp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thực hiện các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về quy định về hợp đồng kinh tế, cần tìm hiểu từng khía cạnh và đặc điểm của nó. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam gửi tới bạn đọc những thông tin liên quan đến quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật kinh tế
- Luật thương mại
Khái niệm hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản; tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất; trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh; với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng; không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích; văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định
>>>>>Tìm hiểu thêm: Bảo lãnh hợp đồng là gì?
Thời hạn hợp đồng kinh tế
Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền; và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực; các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Đặc điểm về chủ thể hợp đồng
Trong mối quan hệ hợp đồng kinh tế; ít nhất một bên phải là pháp nhân; còn bên kia có thể là pháp nhân hay cá nhân có đăng ký kinh doanh. Nội dung hợp đồng ký kết phải phù hợp với phạm vi nghề nghiệp kinh doanh đã đăng ký.
Còn đối với hợp đồng dân sự thì mọi tổ chức và cá nhân đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng.
>>>>>Tìm hiểu thêm: Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Hình thức của hợp đồng
Hợp đồng kinh tế phải được ký kết bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch; là những văn bản có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thỏa thuận; có thể dưới các dạng công văn; thư điện tử; đơn chào hàng, đơn đặt hàng, điện báo…
>>>>>Tìm hiểu thêm: Hình thức giao kết hợp đồng
Quy định về điều kiện có hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng kinh tế cần ký kết một cách hợp pháp tuân thủ quy định của Pháp luật. Điều kiện hợp đồng kinh tế có hiệu lực gồm có:
(1) Các chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng.
(2) Giao kết trên nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí, trung thực. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết.
(3) Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng kinh tế có thể xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng. Để giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả, các bên cần thiết lập các quy định về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Điều này giúp cho các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tránh việc phải dùng đến các biện pháp bảo vệ pháp lý.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế thường được sử dụng:
- Thương lượng
- Hòa giải
- Trọng tài
- Tòa án
>>>>>Tìm hiểu thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Hậu quả pháp lý khi Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu không có giá trị pháp lý; không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Tuy nhiên; pháp luật có quy định loại trừ việc áp dụng quy định này với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm; với hợp đồng chính sẽ được pháp luật về biện pháp bảo đảm có quy định riêng.
- Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính; trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
>>Xem thêm:
- Hợp đồng mua bán đất nông nghiệp
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy định về thời hạn hợp đồng kinh tế. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.