Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp

by Trần Giang

Khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì việc phân nhóm là việc không thể không thực hiện. Rất nhiều người khi nộp đơn đăng ký đều bị từ chối vì phân loại không chính xác. Chính vì thế khi phân loại các nhóm thì bạn xem chi tiết xem sản phẩm của mình thuộc nhóm nào trong số 32 nhóm quy định. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp trong bài viết dưới đây.

Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp

Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;

Ý nghĩa của bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp

Bảng phân loại kiểu dáng công nghiệp (Phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno) là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các sản phẩm phục vụ cho mục đích đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Tại Việt Nam, việc phân nhóm đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp còn là cơ sở để đơn được chấp nhận hợp lệ.

Bảng phân loại này được chia làm 32 nhóm tất cả số thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 31 và 1 nhóm cuối cùng được đánh số là nhóm 99. Đây là bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp phát triển từ phiên bản lần 8 của hệ thống Locarno. Các nhóm này sẽ được phân loại dựa trên một số tiêu chí nhất định theo quy định của hệ thống.

Bảng phân loại kiểu dáng công nghiệp mang đến những ý nghĩa như sau:

  • Thuận tiện cho việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp;
  • Là cơ sở xác định nhóm, lớp kiểu dáng công nghiệp nhằm xác định loại kiểu dáng công nghiệp;
  • Là cơ sở xác định tính hợp lệ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Các nhóm trong bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp

Nhóm 1: Thực phẩm.

Nhóm 2: Quần áo và đồ may khâu.

Nhóm 3: Đồ dùng mang theo khi đi du lịch và đồ dùng cá nhân.

Nhóm 4: Các loại chổi lông và bàn chải.

Nhóm 5: Các sản phẩm dệt, vải tự nhiên và vải nhân tạo.

Nhóm 6: Đồ đạc trong nhà.

Nhóm 7: Dụng cụ gia đình, chưa được xếp ở nhóm khác.

Nhóm 8: Các loại dụng cụ và đồ ngũ kim.

Nhóm 9: Bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá.

Nhóm 10: Đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, các thiết bị đo, các thiết bị kiểm tra và các thiết bị báo hiệu khác.

Nhóm 11: Đồ trang trí.

Nhóm 12: Các phương tiện vận chuyển và nâng hạ.

Nhóm 13: Các thiết bị sản xuất, phân phối và biến đổi điện.

Nhóm 14: Các thiết bị ghi, truyền thông và truy tìm thông tin.

Nhóm 15: Các loại máy không được xếp ở các nhóm khác.

Nhóm 16: Máy chiếu phim, chụp ảnh và thiết bị quang học.

Nhóm 17: Nhạc cụ.

Nhóm 18: Máy in và máy văn phòng.

Nhóm 19: Đồ dùng và thiết bị cho văn phòng, dạy học và mỹ thuật.

Nhóm 20: Dụng cụ bán hàng và quảng cáo, dấu hiệu chỉ dẫn.

Nhóm 21: Trò chơi, đồ chơi, lều trại và dụng cụ thể thao.

Nhóm 22: Vũ khí, pháo hoa, dụng cụ săn bắt, đánh cá và tiêu diệt các loại côn trùng có hại.

Nhóm 23: Các thiết bị phân phối chất lỏng và chất khí, các thiết bị vệ sinh, sưởi, thông gió và điều hoà không khí, nhiên liệu rắn.

Nhóm 24: Dụng cụ y tế và phòng thí nghiệm.

Nhóm 25: Vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng.

Nhóm 26: Thiết bị và dụng cụ chiếu sáng.

Nhóm 27: Thuốc lá và các dụng cụ cho người hút thuốc.

Nhóm 28: Dược phẩm, đồ mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân.

Nhóm 29: Trang thiết bị chống hoả hoạn, phòng và cứu nạn.

Nhóm 30: Trang thiết bị để chăm sóc và chăn dắt động vật.

Nhóm 31: Máy và các dụng cụ để chuẩn bị thức ăn và đồ uống chưa được xếp ở các nhóm khác.

Nhóm 99: Các loại khác.

Dịch vụ của Công ty Luật Đại Nam trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp

  • Tra cứu nhóm theo bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp;
  • Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
  • Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488