Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Bộ Luật Lao động năm 2019
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Khái niệm Hợp đồng lao động
Khái niệm Hợp đồng lao động được giải thích tại Điều 13 Bộ luật lao động 2019. Ngoài ra, Điều này cũng có quy định mới về hợp đồng lao động đáng chú ý, cụ thể như sau:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
– Về bản chất: Hợp đồng lao động mang bản chất chung của khế ước, đó là hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên;
– Về chủ thể: Hợp đồng lao động được xác lập giữa hai bên là người lao động và người sử dụng lao động có đủ các điều kiện chủ thể theo quy định của BLLĐ;
– Về nội dung: Hợp đồng lao động ghi nhận về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Như vậy, về nội dung – Điều luật nhấn mạnh đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm được biểu hiện thông qua một công việc cụ thể và việc làm này phải được trả công, trả lương (liên quan đến nội dung này, hiện đang có sự thiếu thống nhất trong quy định.
> Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
Nguyên tắc về hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về nguyên tắc về hợp đồng lao động như sau:
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
>> Xem thêm: Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?
Hình thức hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai địa chỉ
Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Bộ luật Lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như sau:
Đối với người sử dụng lao động:
Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:
- Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:
- Các khoản tiền ở trường hợp 2;
- Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Đối với người lao động:
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).
Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.
>> Xem thêm: Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?
Dịch vụ tư vấn “Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như thế nào ?” của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như thế nào ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Hóa đơn chuyển đổi là gì ?
- Sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử bị xử lý như nào ?
- Dịch thuật hợp đồng là gì ? Yêu cầu khi dịch thuật hợp đồng