Website ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều người dùng Internet, việc các cá nhân, tổ chức tạo lập website không chỉ đến tiến hành việc kinh doanh mà đôi lúc còn để chia sẻ các thông tin như các blog của cá nhân. Tại website, người dùng có thể tìm kiếm được các thông tin cũng như là sử dụng được các dịch vụ của chủ sở hữu website. Do đó, việc đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website để bảo vệ các quyền của chủ sở hữu cũng như để chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là việc cần thiết. Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP
Đăng ký bản quyền website là gì?
Đăng ký bản quyền website là việc chủ sở hữu website tiến hành thủ tục cần thiết bao gồm chuẩn bị hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký và theo dõi hồ sơ cho đến khi được cấp giây chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho website của chủ sở hữu.
Đăng ký bản quyền website công ty bởi các lợi ích sau đây
- Được độc quyền sử dụng website đã đăng ký với chủ sở hữu duy nhất là chính bạn
- Xử lý hành vi xâm phạm bản quyền website của đối thủ bằng hình thức hành chính, dân sự hoặc hình sự
- Tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm trên website của bạn;
- Quyền sở hữu trí tuệ của website chỉ phát sinh khi bạn đã đăng ký và được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký;
Các hình thức đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website
Căn cứ Khoản 17 Điều 4 Luật công nghệ thông tin năm 2006 quy định: Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin. Website được bảo hộ quyền tác giả dưới hai hình thức sau:
- Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, website sẽ đăng ký bảo hộ giao diện của mình dưới hình thức tác phẩm mĩ thuật ứng dụng. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
- Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, website sẽ được đăng ký bảo hộ dưới dạng chương trình máy tính. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Website sẽ đăng ký bảo hộ code dưới hình thức chương trình máy tính.
Đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website
Đơn đăng ký website dưới hình thức tác phẩm mĩ thuật ứng dụng.
- Đơn đăng ký bản quyền giao diện website;
- Cam đoan của tác giả viết giao diện do mình sáng tạo ra và không sao chép của bất kì ai;
- Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (áp dụng trong trường hợp tác giả kiêm chủ sở hữu);
- Quyết định của công ty giao việc cho tác giả sáng tạo ra giao diện website (trong trường hợp công ty là chủ sở hữu website); hoặc hợp đồng thuế bên khác sáng tạo website;
- 02 bản in giao diện website trên giấy A4;
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả;
- Bản sao chứng minh thư của chủ sở hữu (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty (pháp nhân).
Đơn đăng ký website dưới hình thức chương trình máy tính
- Đơn đăng ký bản quyền chương trình máy tính;
- 02 đĩa CD chứa code của website;
- 02 bản in code website kèm theo giao diện trang chủ;
- Cam đoan của tác giả về việc tự viết code website, không sao chép của bất kì cá nhân/tổ chức nào;
- Quyết định giao việc cho nhân viên ra code website (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty) hoặc hợp đồng thuê bên ngoài thiết kế (trường hợp thuê bân thứ 3 tiến hành);
- 01 bản sao chứng minh thư nhan dân của tác giả;
- 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của chủ sở hữu website (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu website (pháp nhân)
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website ở đâu?
Khách hàng sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website cho hình thức giao diện website và code website tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục tại Hà Nội và Đã Nẵng.
Hồ sơ đăng ký bản quyền website được nộp bằng 02 hình thức là nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Tuy nhiên, để bảo đảm khả năng đăng ký thành công, khách hàng nên lựa chọn hình thức nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ quyền tác giả nộp đơn đăng ký.
Địa chỉ nộp đơn đăng ký bản quyền website tại Cục bản quyền tác giả như sau:
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website tại Hà Nội
Phòng Thông tin Quyền tác giả – Cục Bản quyền tác giả
Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại là 024 3823 6908
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website tại thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ cụ thể: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: 028.39 308 086
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:
Địa chỉ tại Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Tel: 0236.3 606 967
Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website tại Luật Đại Nam như thế nào?
Quy trình đăng ký bản quyền website được thực hiện như sau:
Bước 1: Tư vấn cho khách hàng về hình thức đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website
Chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng hình thức đăng ký bản quyền website để giúp khách hàng phân biệt và lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp nhất.
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký là tài liệu quan trọng và làm căn cứ để Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc đăng ký.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website
Sau khi chuẩn bị xong thông tin, chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website và chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn ký kết.
Bước 4: Nộp hồ sơ tới Cục bản quyền tác giả
Sau khi khách hàng đã ký vào hồ sơ đăng ký, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tới Cục bản quyền tác giả để cục thẩm định hồ sơ đăng ký.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website
Sau khi thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ nộp đầy đủ và đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả sẽ căn cứ vào hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho website của khách hàng.
Bước 6: Tư vấn các vấn đề liên quan hoặc giải đáp thắc mắc của khách hàng (nếu có)
Trên đây là 06 bước cơ bản để tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền website công ty khách hàng cần nắm rõ.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Cách đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm website do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: