Chấp thuận chủ trương đầu tư được hiểu như thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Chấp thuận chủ trương đầu tư là gì? Luật đầu tư năm 2020 quy định như thế nào về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư? Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Chấp thuận chủ trương đầu tư được hiểu như thế nào? qua bài viết sau:

Chấp thuận chủ trương đầu tư được hiểu như thế nào?

Chấp thuận chủ trương đầu tư được hiểu như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Chấp thuận chủ trương đầu tư được hiểu như thế nào?

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Hồ sơ thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Theo quy định về hồ sơ tại Điều 2 Nghị định 40/2020/NĐ-CP nêu rõ như sau: Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

  •  Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;
  •  Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
  •  Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
  •  Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập theo quy định của Luật Đầu tư công:

  • Đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;
  •  Đối với dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;
  •  Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư công được phân loại phù hợp với phân loại của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư.

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Nội dung thẩm định đề nghị chấp nhận chủ trương đầu tư được quy định theo khoản 3, 4 Điều 33 Luật đầu tư 2020 sửa đổi bổ sung như sau:

  •  Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);
  •  Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
  • Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư;
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  •  Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
  •  Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  •  Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
  •  Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Ba cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

Những năm gần đây Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia đáng để đầu tư nhất khu vực Châu Á. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nước ngoài cũng luôn đắn đo khi đầu tư vào Việt Nam do những thủ tục rườm rà khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.

Để chủ động trong việc đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư cần nắm được thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án mà nhà đầu tư dự định triển khai.

Theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2020, các cấp (cơ quan nhà nước) có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đó là:

  •  Quốc hội;
  •  Thủ tướng Chính phủ;
  •  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Chấp thuận chủ trương đầu tư được hiểu như thế nào? Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488