chốt sổ bảo hiểm xã hội bị thiếu thời gian thực đóng

by Trần Giang

Người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị, tổ chức sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động sẽ được chốt lại quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tại đó. Vậy khi chốt sổ bảo hiểm xã hội bị thiếu thời gian thực đóng thì phải làm thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.

chốt sổ bảo hiểm xã hội bị thiếu thời gian thực đóng

chốt sổ bảo hiểm xã hội bị thiếu thời gian thực đóng

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Cơ quan có thẩm quyền chốt sổ bảo hiểm xã hội

Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tới vấn đề chốt sổ của người lao động.

Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ chốt sổ bảo hiểm gồm các thành phần theo quy định của pháp luật.

Vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội bị thiếu thời gian thực đóng

Sổ bảo hiểm xã hội gồm bìa sổ và các trang tờ rời, được cấp đối với từng người tham gia BHXH, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, dù là chấm dứt đúng pháp luật hay trái pháp luật, người sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xác nhận thời gian đóng bảo hiểm, trả sổ bảo hiểm và chốt sổ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Khi NLĐ thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ yêu cầu chốt sổ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH.

Xác nhận thời gian tham gia đóng bảo hiểm

Xác nhận sổ BHXH: là xác nhận thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã được hạch toán, phân bổ tiền nộp của người tham gia.

Để xác nhận thời gian tham gia đóng bảo hiểm, bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc gồm: xác nhận sổ BHXH (không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định) và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.

  • Cung cấp tờ rời tham gia BHXH: Tờ rời sổ BHXH khi phát sinh trường hợp:

+ Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng BHXH, giải quyết chế độ BHXH.

+ Xác nhận quá trình đóng BHTNLĐ, BNN đến thời điểm người tham gia bị TNLĐ, BNN.

+ Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng BHTN cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.

+ Xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.

+ Điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHTN (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ BHXH).

Thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ bảo hiểm xã hội

Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Khi điều chỉnh giảm thời gian đóng hoặc giảm mức đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận luỹ kế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội bị thiếu thời gian thực đóng. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục bảo hiểm xã hội xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488