Đăng ký bản quyền thương hiệu giúp phòng tránh đối thủ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị đồng thời giúp doanh nghiệp, tổ chức không bị vi phạm thương hiệu của bên khác. Vậy hiện nay quy định của pháp luật về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền như thế nào? Hãy cùng với Luật Đại Nam tìm hiều qua bài viết đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền là gì?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để được ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp thương hiệu, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm trái phép thương hiệu của bên thứ ba. Do đó:
- Đăng ký thương hiệu độc quyền cũng đồng thời là thủ tục đăng ký nhãn hiệu chúng ta đã biết. Thủ tục giúp chủ sở hữu thương hiệu được độc quyền sử dụng trong những lĩnh vực mà mình kinh doanh.
- Đăng ký bản quyền thương hiệu không phải thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả cho hình thức thể hiện logo, thương hiệu tại Cục bản quyền tác giả. Bởi đăng ký bản quyền cho hình thức thể hiện logo, thương hiệu bảo vệ tính mỹ thuật, cách sắp xếp bố trí hình ảnh về mặt mỹ thuật. Không xác lập quyền sử dụng độc quyền các dấu hiệu cấu thành thương hiệu của tổ chức, cá nhân.
Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam mất khoảng 24 tháng trong thực tế, bao gồm các bước:
- Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu có khả năng đăng ký và cấp bằng bảo hộ
Việc lựa chọn nhãn hiệu để có thể đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Để đăng ký thành công nhãn hiệu cần lưu ý một số yếu tố khi lựa chọn nhãn hiệu như sau:
- Nhãn hiệu cần được thiết kế từ các yếu tố không trùng với các nhãn hiệu, nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó.
- Không dùng tên nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký.
- Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký nhãn hiệu.
- Bước 2: Nộp Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT
Sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, khách hàng chỉ cần ký giấy ủy quyền là chúng tôi sẽ đại diện thực hiện toàn bộ thủ tục.
- Bước 3 Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
– Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.
- Kết quả bước công việc này là: Cấp quyết định Chấp nhận đơn hợp lệ (Đây là tài liệu cần để đăng ký shop online chính hãng trên các Sàn thương mại điện tử)
– Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn thẩm định nội dung thực tế: 09 – 15 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.
- Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Kết quả: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng
- Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho khách hàng
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh