Giải pháp hữu ích là thuật ngữ chỉ những giải pháp có tính mới và có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và được bảo hộ bằng văn bằng độc quyền. Hiện nay pháp luật cũng có những quy định về việc đăng ký giải pháp hữu ích. Vì vậy trong bài viết sau đây, Luật Đại Nam chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc bài viết đăng ký giải pháp hữu ích theo pháp luật hiện hành.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
Đăng ký giải pháp hữu ích là gì?
Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Giải pháp được coi là mới nếu nó chưa được bộc lộ công khai trên thế giới dưới bất cứ hình thức nào đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
Luật sở hữu trí tuệ không có định nghĩa thế nào là giải pháp hữu ích tuy nhiên căn cứ vào Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 chúng ta có thể hiểu giải pháp hữu ích là những sáng chế không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo.
Theo khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, khi sáng chế thỏa mãn đủ các điều kiện trên thì mới được công nhận là giải pháp hữu ích và được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
Giải pháp hữu ích và sáng chế có nhiều điểm giống nhau, sự khác nhau cơ bản là giải pháp hữu ích không thỏa mãn điều kiện về trình độ sáng tạo. Giải pháp được tạo ra bởi quá trình lao động trí óc, sự sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết một cách rõ ràng với các giải pháp được biết đến trước đó.
Giải pháp kỹ thuật không thể đạt được bằng cách quá dễ dàng. Đối với người có hiểu biết trung bình thì không thể đạt được. Nếu một giải pháp kỹ thuật không đáp ứng được tính sáng tạo thì sẽ là giải pháp hữu ích.
Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích
Đối với quy trình đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích, hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế được đánh máy theo mẫu quy định pháp luật (quy định cụ thể tại phụ lục A Thông tư số 01/2007/ TT-BKHCN);
- Bản mô tả giải pháp hữu ích. Bản mô tả gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
Phần mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:
- Tên giải pháp hữu ích;
- Lĩnh vực sử dụng giải pháp hữu ích;
- Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng giải pháp hữu ích;
- Bản chất kỹ thuật của giải pháp hữu ích;
- Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
- Mô tả chi tiết các phương án thực hiện giải pháp hữu ích;
- Ví dụ thực hiện giải pháp hữu ích;
- Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.
Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.
Hình vẽ, sơ đồ (nếu có) cũng phải được tách thành trang riêng.
- Bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Tóm tắt giải pháp hữu ích yêu cầu không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra, hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích còn bao gồm các tài liệu khác như:
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký giải pháp hữu ích được thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký theo một trong hai hình thức như sau:
- Nộp đơn đăng ký trực tiếp;
- Gửi đơn đăng ký qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Cục sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không .
Trường hợp đơn hợp lệ về hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ:
- Lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối.
- Ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/ sửa chữa không đạt yêu cầu/ không có ý kiến phản đối/ ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
- Cục sở hữu trí tuệ chỉ tiến hành thẩm định nội dung khi có đơn yêu cầu thẩm định nội dung;
- Cục sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người đăng ký sáng chế nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề đăng ký giải pháp hữu ích theo pháp luật hiện hành do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả trong lĩnh vực truyền hình
- Bảo hộ nhãn hiệu và phân quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh