Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng tài sản…
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được chuyển giao tất cả các quyền. Qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. (02 bản).
- 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định). Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt. Hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.
- Bản gốc văn bằng bảo hộ
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện). Và bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền còn hiệu lực.
- Bản sao chứng từ nộp chi phí đăng ký nhãn hiệu. (Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Thủ tục đăng ý hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng
Cá nhân, tổ chức, chủ sở hữu quyền sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Hồ sơ có thể nộp trực tiếp, hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp qua mạng điện tử trực tiếp.
Nộp hồ sơ tới Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ
Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó.
Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng. Trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ. Và ấn định thời gian là 01 tháng kể từ ngày ký thông báo. Để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng.
Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
- Thanh lý hợp đồng: Điều kiện, thủ tục thế nào?
- Nguyên tắc thương thảo hợp đồng