Điều kiện và quy trình đầu tư vào khu kinh tế tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Các khoản đầu tư này chủ yếu được rót vào các tuyến đường cao tốc 2.000 km mới, hệ thống tàu điện ngầm và các công trình xây dựng, mở rộng mới khác tại hai thành phố quan trọng của Việt Nam: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Điều kiện và quy trình đầu tư vào khu kinh tế tại Việt Nam qua bài viết sau:

Điều kiện và quy trình đầu tư vào khu kinh tế tại Việt Nam

Điều kiện và quy trình đầu tư vào khu kinh tế tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Nhà đầu tư nước ngoài là gì?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về đối tượng nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam với những hình thức nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài bạn có thể đầu tư vào Việt Nam bằng cách lựa chọn những hình thức được nêu trên.

Điều kiện và quy trình đầu tư vào khu kinh tế tại Việt Nam

Tùy thuộc tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án; dự án đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, các Khu công nghiệp,  được thực hiện theo một số bước sau đây:

Bước 1: Giới thiệu địa điểm đầu tư:

Nhà đầu tư khảo sát, đề nghị giới thiệu địa điểm và cung cấp thông tin quy hoạch đối với địa điểm dự kiến đầu tư (nếu có nhu cầu) (Mẫu hồ sơ – PHỤ LỤC 1) 

Bước 2: Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (http://dautunuocngoai.gov.vn/fdi). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

Đối với dự án đầu tư Trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các Khu công nghiệp: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.

Lưu ý:

  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế thì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (quầy tiếp nhận: Sở Kế hoạch và Đầu tư)
  • Ngoài thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định 118/2015/NĐ-CP và pháp luật về doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện các thủ tục này tại một đầu mối tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (quầy tiếp nhận: Ban quản lý Khu kinh tế)

Bước 3: Thực hiện về Môi trường và Phòng cháy, chữa cháy 

 Về môi trường:

 Đối với dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

 Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh  (quầy tiếp nhận Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đối với dự án đăng ký Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

  •  Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho bộ phận một cửa của UBND huyện, thành phố Kon Tum nơi thực hiện dự án.
  •  Mẫu hồ sơ được đăng tải tại bộ phận một cửa của UBND huyện, thành phố.

Thẩm duyệt về Phòng cháy, chữa cháy.

Nhà đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ cho phòng cánh sát phòng cháy và chữa cháy công an tỉnh Kon Tum.

 Mẫu hồ sơ được đăng tải tại phòng cánh sát phòng cháy và chữa cháy công an tỉnh Kon Tum.

Bước 4. Giao lại đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

– Trước khi cho thuê dất, giao lại đất, Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án

Giao lại đất, cho thuê đất trong Khu kinh tế (đối với quỹ đất tỉnh giao cho Ban quản lý):

  • Đối với dự án đầu tư Trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Ban quản lý khu kinh tế tỉnh.

Thuê đất trong các KCN:

 Đối với tổ chức:Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh  (quầy  tiếp nhận Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đối với hộ gia đình, cá nhân:

  •  Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho bộ phận một cửa của UBND huyện, thành phố nơi thực hiện dự án.
  •  Mẫu hồ sơ được đăng tải tại bộ phận một cửa của UBND huyện, thành phố.

Bước 5.  Thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở và cấp phép xây dựng

Thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở: 

 – Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho văn thư của Ban quản lý

Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng:

 Dự án thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng cấp phép:

– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh  (quầy  tiếp nhận Sở Xây dựng).

Dự án thuộc thẩm quyền của Ban quản lý khu kinh tế cấp phép:

– Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (quầy tiếp nhận: Ban quản lý Khu kinh tế).

Bước 6. Triển khai xây dựng công trình

Thông báo khởi công xây dựng công trình:

  • Nhà đầu tư thông báo cho Ban quản lý thời gian khởi công, dự kiến thời gian hoàn thành công trình xây dựng
  • Nhà đầu tư thực hiện thủ tục hoàn công xây dựng công trình và đề nghị chứng nhận quyền sử hữu tài sản gắn liền với đất (nếu cần).
  • ­Kiểm tra và chứng nhận đảm bảo phòng cháy, chữa cháy.

Lưu ý : Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường

– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường

Bước 7. Tổ chức hoạt động Khai trình sử dụng lao động

 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải Khai trình việc sử dụng lao động gửi Ban quản lý; định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện và quy trình đầu tư vào khu kinh tế tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488