Điều kiện và quy trình đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Là doanh nghiệp Nhà nước, đảm trách nhiệm về kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng… nhưng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lại đang gặp khó khăn rất lớn trong quá trình triển khai các dự án đầu tư. Mà cụ thể là liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư giữa Luật Dầu khí, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.Để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này Luật Đại Nam có bài viết hướng dẫn về Điều kiện và quy trình đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam như sau:

Điều kiện và quy trình đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Điều kiện và quy trình đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Đầu tư năm 2020.

Điều kiện đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

  • Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (gọi tắt là “dự án đầu tư”).
  • Thực hiện vừa đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
  • Được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng thực đầu tư.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

  • Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  •  Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
  • Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
  • Phát thanh, truyền hình;
  • Kinh doanh casino;
  •  Sản xuất thuốc lá điếu;Thành lập cơ sở đào tạo đại học;
  • Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp nêu trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

  •  Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
  • Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

  • Kinh doanh vận tải biển;
  • Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
  • In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
  • Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam trong thời gian tới

Xu hướng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ trên toàn cầu đã tác động không nhỏ tới lĩnh vực TDKT. Các công ty dầu khí quốc tế đã điều chỉnh chiến lược hoạt động TDKT, các định chế tài chính thắt chặt các nguồn vay cho các dự án liên quan đến năng lượng hóa thạch. Việc này cũng tác động tới các dự án dầu khí tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn vay ngắn hạn, dầu khí vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cán cân năng lượng. Các phát hiện dầu khí/mỏ dầu khí tại Việt Nam cần thúc đẩy sớm để phát triển khai thác trong khoảng thời gian trước năm 2030 nhằm tối ưu khai thác nguồn tài nguyên đất nước, tạo ra nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế khác.

Song song đó, sự bất ổn của thế giới trong thời gian qua làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm ảnh hưởng tới việc cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa dầu khí, kéo dài thời thực hiện, phát sinh chi phí… Điều này đã tác động trực tiếp tới quá trình thực hiện hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Mặc dù Petrovietnam đã chủ động xây dựng những biện pháp để quản trị biến động, làm giảm thiểu ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới từng dự án, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều rủi ro nếu các bất ổn tiếp tục kéo dài.

Năm 2022, Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ tư, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2023. Luật Dầu khí mới với nhiều nội dung mang tính đột phá, tiến bộ, được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực về thể chế, giúp ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng đẩy mạnh các hoạt động TDKT dầu khí, tận thu tối đa nguồn tài nguyên của đất nước, đưa ngành Dầu khí phát triển mạnh mẽ, bền vững, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, để các quy định/chính sách đột phá, tiến bộ của Luật Dầu khí mới được áp dụng vào thực tiễn, nhiệm vụ đặt ra là các quy định/chính sách của Luật Dầu khí mới phải được cụ thể chi tiết hóa trong các văn bản dưới luật có liên quan, để đảm bảo tính đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, tạo thành hành lang pháp lý thông thoáng, làm cơ sở cho Luật Dầu khí mới có tính thực tế; đưa ra được các giải pháp hiệu quả để giải quyết triệt để những vướng mắc về phân cấp quyết định đầu tư…

Với kết quả thực hiện năm 2022, phân tích khó khăn thách thức và cơ hội, Petrovietnam đã đặt ra kế hoạch chi tiết cho hoạt động TDKT trong năm 2023 để tạo đà cho những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng khẩn trương chuẩn bị cho công tác lựa chọn nhà thầu cho các lô mở có tiềm năng theo quy định của Luật Dầu khí mới để có thể triển khai ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành, nhằm thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển khai thác, rà soát các các mỏ nhỏ, cận biên, tiềm năng có thể phát triển để thúc đẩy công tác phát triển nhằm sớm đưa các đối tượng này vào khai thác.

Để đạt được kế hoạch đặt ra cho năm 2023 và những năm tiếp theo, Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ trong ngắn hạn và dài hạn với các nhóm giải pháp cụ thể về quản trị, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, trong đó có việc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí mới và việc sửa đổi/điều chỉnh các quy trình, quy định nội bộ của Tập đoàn. Trong ngắn hạn, Petrovietnam sẽ tiếp tục chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu dầu khí để áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kiểm soát tốt các chương trình thăm dò thẩm lượng, công tác khoan, phát triển mỏ và quản lý mỏ an toàn, kiểm soát tối ưu chi phí, tăng cường công tác quản trị biến động để linh hoạt điều hành các hoạt động sản xuất.

Song song với việc nghiên cứu, đánh giá các giải pháp, để có thể hỗ trợ tháo gỡ những tồn tại trong lĩnh vực hoạt động dầu khí, Petrovietnam cũng đã kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ xem xét một số vấn đề cấp bách, như việc phân cấp, phân quyền cho Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các báo cáo của hoạt động dầu khí thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (như RAR, FDP) theo tinh thần của Luật Dầu khí mới, thay vì đợi đến khi Luật có hiệu lực vào ngày 1/7/2023. Petrovietnam cũng kiến nghị cần có quy trình, thủ tục rõ ràng nhằm đưa các mỏ nhỏ, cận biên thuộc các lô hợp đồng hiện hữu vào phát triển khai thác, trên cơ sở áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật mới; cho phép về chủ trương để Tập đoàn sớm tổ chức triển khai đấu thầu theo quy định của Luật Dầu khí mới đối với một số lô dầu khí mở có tiềm năng; đồng thời giao Tập đoàn xem xét lựa chọn, phê duyệt và triển khai khoan bổ sung tại các lô dầu khí mà các nhà thầu đã trả lại.

Đối với các dự án trọng điểm, Petrovietnam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết các vướng mắc tại các nhà máy điện hạ nguồn tiêu thụ khí Lô B; cũng như tiếp tục tác động thông qua kênh ngoại giao với đối tác sớm đưa Dự án Cá Voi Xanh vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; đồng thời có phương án tháo gỡ các vướng mắc cho công tác đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí.

Với việc nhận diện những khó khăn, tồn tại nêu trên và thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các cấp bộ, ngành giải quyết những khó khăn vướng mắc theo kiến nghị của Tập đoàn, cũng như sự đoàn kết, quyết tâm của những người lao động dầu khí, Petrovietnam tin tưởng rằng những nhiệm vụ đặt ra cho khối TDKT trong năm 2023 và giai đoạn tiếp theo sẽ được hoàn thành theo kế hoạch.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện và quy trình đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488