Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu xin ở đâu

by Hủng Phong

Trong tiến trình hội nhập, phát triển kinh tế Việt Nam đang là quốc gia có trữ lượng xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Để doanh nghiệp có thể xuất khẩu được thực phẩm thì phải có Vậy Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu là gì? Và thủ tục cấp như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp. Trong phạm vi bài viết này Luật Đại Nam sẽ trả lời các câu hỏi còn vướng mắc trên.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/2018/NĐ – CP.
  • Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT
  • Thông tư 52/2015/TT-BHYT

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu là gì

Giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu hay còn được gọi là Giấy chứng nhận y tế Health Certificate là giấy phép không thể thiếu trong hồ sơ, thủ tục xuất khẩu thực phẩm. Giấy chứng nhận y tế Health Certificate dùng để chứng minh hàng hóa có đạt được chất lượng trước khi xuất khẩu không.

Giấy chứng nhận y tế Health Certificate (HC) là giấy phép được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Ngoài ra còn có các loại giấy tờ quan như:

– Chứng nhận lưu hành tự do (CERTIFICATE OF SALE – CFS): Chứng nhận lưu hành tự do là giấy chứng nhận để chứng minh sản phẩm của doanh nghiệp đã được phép lưu thông tự do trên thị trường trong nước. Chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

Chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các sản phẩm thực phẩm có thể ăn uống đều có thể xin cấp tại Bộ Công thương (hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền).

– Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation – CE) được cấp cho các sản phẩm thực phẩm có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu

Tại sao cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu

Đối với các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, muốn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì cần có Giấy chứng nhận y tế Health Certificate

Nhờ có cấp giấy chứng nhận y tế Health Certificate, các doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam mới có thể dễ dàng thông hành và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Không những thuận tiện cho việc xuất khẩu mà còn tăng giá trị của thực phẩm, xác nhận rõ ràng rằng thực phẩm đó đạt chuẩn qua kiểm định của Bộ Y Tế.

Đồng thời đây cũng là giấy tờ chứng minh chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo cho việc thông quan quốc tế cũng như hợp pháp hóa quá trình xuất khẩu thực phẩm

Khi nào cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu

Một số loại sản phẩm khi thực hiện thủ tục xuất khẩu sang các nước khác cần có Giấy chứng nhận y tế Health Certificate. Việc này vừa là bảo chứng chất lượng sản phẩm, vừa giúp sản phẩm lưu hành thuận lợi tại quốc gia nhập khẩu.

Dưới đây là một số các sản phẩm được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu:

  • Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
  • Các thực phẩm chức năng/dinh dưỡng.
  • Các loại thực phẩm thường.
  • Các loại nước khoáng đóng chai/nước khoáng thiên nhiên.
  • Thực phẩm phụ gia.
  • Các chất hỗ trợ chế biến.
  • Các loại vật dụng, vật liệu bao gói, các loại chứa đựng thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xuất khẩu xin ở đâu

Theo quy định thì Bộ Y tế là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận y tế Health Certificate với thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận y tế Health Certificate
  • Kết quả kiểm nghiệm từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất/ISO 22000/ hoặc HACCP

Bước 2: nộp hồ sơ

Thủ tục nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin của cục an toàn thực phẩm- Bộ y tế hoặc nộp trực tiếp tại Cục.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận

Sau khi hồ sơ được nhận, hồ sẽ được các cơ quan kiểm tra, xử lý. Nếu hồ sơ đầy đủ sẽ được cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Nếu còn thiếu giấy tờ thì phải bổ sung theo quy định.

Thời hạn: 7-10 ngày làm việc kể từ khi hoàn tất hồ sơ hợp lệ.

Giấy chứng nhận y tế Health Certificate có thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA

  • Công bố hợp quy sản phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở
  • Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh hóa chất
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
  • Giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
  • Giấy phép kinh doanh cho spa

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488