Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh

by Lê Hưng

Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh là một khái niệm ngày càng phổ biến trong thế giới kinh doanh hiện đại, là một hình thức đầy tiềm năng để doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên và linh hoạt trong quản lý nhân lực. Được biết đến với sự linh hoạt và hiệu quả, hợp đồng cộng tác viên đã thay đổi cách chúng ta nhìn vào việc làm và hợp tác trong thời đại ngày nay. 

Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh

Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự 2015 
  • Bộ luật Lao động năm 2019

Khái niệm cộng tác viên

Cộng tác viên là một thuật ngữ chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.

Theo cách hiểu thông thường, cộng tác viên bao gồm những cá nhân, người làm việc tự do hợp tác với doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một cá nhân và được giao công việc nhất định.

Cộng tác viên không thuộc danh sách người lao động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Cộng tác viên thường được tuyển dụng để thực hiện, hỗ trợ các công việc kết thúc trong một thời hạn nhất định, ít kéo dài, thời gian, địa điểm làm việc thường tự do.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng cộng tác viên sẽ được hưởng thù lao theo tiến độ công việc hoặc sau khi hoàn thành công việc theo sự thỏa thuận giữa các bên

>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng ký gửi nhà đất

Khái niệm hợp đồng cộng tác viên 

Hiện nay không có quy định cụ thể về hợp đồng cộng tác viên kinh doanh. 

Tuy nhiên, có thể xác định loại hợp đồng dựa trên các điều khoản và nội dung hợp đồng như sau:

Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh theo Bộ luật dân sự năm 2015

Căn cứ pháp lý: Điều 513 Bộ luật dân sự 2015.

Khi đó, hợp đồng cộng tác viên kinh doanh được hiểu là sự cam kết của  các bên tham gia hợp đồng, Cộng tác viên là bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc do bên sử dụng dịch vụ là cơ quan, tổ chức tiếp nhận cộng tác. Các cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm chi trả các chi phí dịch vụ cho cộng tác viên.

>>> Tìm hiểu thêm: Có mấy loại hợp đồng lao động ?

Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh theo Bộ luật Lao động năm 2019

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Khi đó, bên phía cộng tác viên phải thực hiện đúng, đủ theo quy định pháp luật thì còn phải tuân theo các nguyên tắc, quy chế được thể hiện trong điều lệ, nội quy của cơ quan, tổ chức tuyển dụng cộng tác viên.

>>> Tìm hiểu thêm: Cộng tác viên có phải đóng thuế TNCN không?

Mục đích của hợp đồng cộng tác viên

Hợp đồng cộng tác viên đang được cơ quan, tổ chức sử dụng rất rộng rãi bởi sự thuận tiện cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho các cơ quan, tổ chức.

Hợp đồng cộng tác viên có lợi cho cả hai bên:

Đối với công ty, Khi công ty có nhu cầu phổ biến sản phẩm rộng rãi và cá nhân có nhu cầu làm thêm mà không phải ký hợp đồng làm nhân viên chính thức. Các sản phẩm sẽ được các cá nhân phổ biến rộng rãi đến người khác và thứ công ty được lợi là doanh số và marketing từ các cộng tác viên

Đối với cá nhân: 

Thường sẽ mất rất ít vốn để làm Cộng tác viên và thường sẽ ăn % các sản phẩm họ bán được từ sản phẩm của công ty

>>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên

Cập nhật quy định mới nhất về hợp đồng cộng tác viên kinh doanh

Bản hợp đồng cộng tác viên kinh doanh do không được luật pháp quy định cụ thể nên việc ký kết bản hợp đồng này sẽ không bị cấm hay cho phép. Theo thông tin được cung cấp về quy định đóng bảo hiểm xã hội cho hợp đồng cộng tác viên thì bản hợp đồng này có thể được ký theo hai dạng là hợp đồng của Bộ luật dân sự hoặc của Bộ luật lao động. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp, người lao động hoàn toàn có thể ký với nhau hợp đồng cộng tác viên kinh doanh.

Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Thứ nhất, cần phải xác định được đúng tính chất của mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh cần ký

– Thứ hai, cần phải thể hiện được đầy đủ nội dung xây dựng cho hợp đồng

– Thứ ba, phải đưa ra được những tài liệu để chứng minh mối quan hệ hợp tác theo hình thức cộng tác viên

Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

>>Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488