Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế hội nhập với nguồn vốn trọng điểm đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, trải rộng trên khắp 139 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tính đến đầu năm 2022. Tuy nhiên, dù đã tiếp thu được nhiều thành công trong hơn 30 năm từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI, song hệ thống quản lí, vận hành của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn hạn chế việc mở rộng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao.Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam qua bài viết sau:

Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020.
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;

Những khó khăn khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thị trường Việt Nam

Tuy Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, một phần không nhỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhận thấy được nhiều khó khăn và bất cập khi đầu tư vào Việt Nam như vấn đề về chi phí không đủ cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, nguồn cung lao động còn nhiều bế tắc dẫn đến không đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, cơ sở hạ tầng kém phát triển, chính sách thuế và các chính sách quản lí, thực thi pháp luật không hoàn thiện, hạn chế trong chuỗi cung ứng,…

Chưa tối ưu chi phí

Chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh, giá đầu vào bị đội cao dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể, tái cơ cấu lại công ty do không giải được bài toán cân đối chi phí, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu với chi phí hợp lí.

Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí phần lớn đến từ căng thẳng quốc tế Nga-Ukraine gần đây. Tuy nhiên, khó khăn trên là khó khăn chung của toàn thế giới, tương tự như với thời điểm 2 năm dịch Covid-19 hoành hành, dẫn đến lệnh hạn chế giao tiếp, cách ly, ngừng sản xuất. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không quá chú trọng đến nguyên nhân mà thay vào đó là kết quả thể hiện qua nguồn chi phí đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp và doanh thu, lợi nhuận tổng thể.

Để tối ưu chi phí, doanh nghiệp Việt cần tự mình tìm ra lời giải, tuy nhiên, cần hạn chế việc gia tăng giá thành sản phẩm tương ứng với giá nguyên liệu đầu vào hay cắt giảm lương của người lao động để bù trừ, cùng các biện pháp cực đoan khác có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Nguồn cung lao động hạn chế

Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng chính sách quản lý đối với Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương đối chặt chẽ và khắt khe, cụ thể:

Các điều khoản quy định tại Mục 3 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, cũng như các quy định hướng dẫn tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, quy định nhiều điều kiện, trình tự thủ tụctuyển dụng người lao động nước ngoài tương đối khắt khe dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Việc đặt ra các quy định này được thực hiện theo định hướng phát triển, ưu tiên và bảo vệ nguồn việc làm cho lao động trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng, tuyển dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiênđiều đó lại dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

Về góc nhìn, việc hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận rằng Việt Nam chưa hẳn là một thị trường mở đối với yếu tố ngoại, qua đó có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Theo khảo sát của nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2021, 42% doanh nghiệp FDI tham gia khảo sát nhận định rằng Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công tương đối kém so với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia,…

Kết luận này phần nào đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng như xu hướng đầu tư trong tương lai nếu Việt Nam không đưa ra các kết quả khả quan trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng của mình. Bởi lẽ ngoài chi phí phát sinh thêm do phải vận chuyển cơ sở hạ tầng sản xuất đến Việt Nam thì các doanh nghiệp FDI còn phải tính toán đến các yếu tố khác như quy định pháp lý, điều kiện kinh doanh, địa lí kinh tế, nguồn nhân lực địa phương, đối tác cung ứng,… để vận chuyển, lắp đặt, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

Việc xây dựng, tái xây dựng lại từ đầu tốn nhiều thời gian cũng như tài nguyên. Do đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc không lựa chọn thì trường Việt Nam là đích đến để đầu tư, bởi  hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc là một trong các yếu tố cơ bản quyết định hệ thống sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp.

Khó khăn về thuế

Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, dựa trên chính sách ưu đãi, đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước của Singapore. Tuy nhiên, khâu áp dụng, thực thi chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập và cần nhiều cải thiện, cụ thể về mặt đơn giản hóa hay cụ thể hóa thủ tục hành chính.

Theo một nghiên cứu của NC Network, thời gian trung bình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dành ra để giải quyết các nghĩa vụ thuế cao gấp bốn lần so với thời gian trung bình tại các khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra khá thất vọng với hệ thống các thủ tục hành chính Việt Nam, một phần do quy trình, thủ tục phức tạp, một phần do tiến trình xử lý không như họ kỳ vọng.

Hạn chế ở chuỗi cung ứng

Với sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Nhìn chung, hiếm có nhà sản xuất nào có thể tự mình tự sản xuất toàn bộ các bộ phận, linh kiện của một sản phẩm, bao gồm cả các công ty đa quốc gia.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp có khả năng cung ứng một phần các bộ phận, linh kiện sản phẩm để có thể lắp ráp nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Khu vực Đông Nam Á hiện đang được xếp hạng là một trong các thị trường cung ứng tiềm năng, hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, ngành công nghệ hỗ trợ sản xuất linh kiện tại Việt Nam vẫn còn non trẻ, dẫn đến một số khó khăn đối với doanh nghiệp FDI trong quá trình xây dựng chuỗi cung ứng. Chính vì nguyên nhân này và hệ thống cơ sở hạ tầng dưới tiêu chuẩn khiến các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư vào các quốc gia khác, mặcdù chính sách và các yếu tố đầu tư của Việt Nam hấp dẫn họ.

Thuận lợi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam 2021

Sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay đến từ các yếu tố bên trong của nội tại của nền kinh tế và các tác động của yếu tố bên ngoài.

  • Đối với các yếu tố bên trong, các điểm lợi thế, thuận lợi sẵn có của môi trường đầu tư Việt Nam, gồm: Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn, nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vị trí địa lý thuận lợi. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà nhà đầu tư nước ngoài hoạt động thành công tại Việt Nam. Sự thành công trong việc kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam thời gian qua cũng tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài, tăng thêm uy tín cho Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn.
  • Đối với các yếu tố bên ngoài, phải kể đến là xung đột thương mại giữa nền kinh tế lớn khiến các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế suất cao. Một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành chính sách ưu đãi và gói hỗ trợ để kêu gọi các công ty dịch chuyển dây chuyền sản xuất về nước hoặc đầu tư sang nước thứ 3 nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để đón làn sóng chuyển dịch này do có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư cũng như sự thành công trong việc kiểm soát dịch thời gian vừa qua.
  • Bên cạnh đó, Việt Nam ký rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác, các đối tác đó đều là những thị trường chủ yếu trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc – New Zealand, Liên minh Châu Âu, Vương Quốc Anh, Liên minh Kinh tế Á Âu… Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực, hiện đang đàm phán 02 FTA, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được tự do hoạt động kinh doanh trong phạm vi rộng. Đây là điểm nổi trội khác biệt nhất của Việt Nam so với các nước khác để có thể cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

  • Thứ nhất, chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc áp dụng luật Đầu tư năm 2020, gây chậm trễ cho vấn đề cấp phép một số dự án quy mô lớn của nhà đầu tư và khó khăn trong hoạt động đầu tư.
  • Thứ hai, việc hạn chế nhập cảnh người nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hụt chuyên gia, người lao động trình độ cao khiến các doanh nghiệp này phải tạm ngừng sản xuất, cắt giảm lao động. Việc tuyển dụng lao động mới gặp khó khăn do tâm lý lo ngại dịch bệnh. Một số doanh nghiệp FDI đã giảm doanh thu, lợi nhuận dẫn đến thua lỗ, tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
  • Thứ ba, theo báo cáo PCI 2020 cũng chỉ ra một số vấn đề mà các DN còn quan ngại. Đó là hệ thống thủ tục, quy định, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công nếu so các quốc gia khác trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia…, chỉ có khoảng 42% doanh nghiệp FDI nhận định chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam tốt hơn các nước kể trên trong khu vực. Các khâu, các bước trong thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập so với các nước trong khu vực.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488