Hiện nay, với nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và đầu tư sản phẩm của mình. Ngoài việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm thì kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm cũng rất quan trọng vì đây là yếu tố đầu tiên giúp thu hút người tiêu dùng. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ hơn về kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh là gì?
Tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh đối với chủ sở hữu
- Làm cho sản phẩm phù hợp với các nhóm khách hàng cụ thể. Những sửa đổi nhỏ đối với kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm (ví dụ: đồng hồ) có thể làm cho chúng phù hợp với từng độ tuổi, nét văn hóa hoặc nhóm người cụ thể. Trong khi chức năng chính của đồng hồ có thể không thay đổi, nhưng trẻ em và người lớn có thể ưa thích các kiểu dáng khác nhau.
- Tạo ra một thị trường mục tiêu mới. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, một công ty có thể phải xây dựng một thị trường mục tiêu cho mình bằng cách giới thiệu sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thông thường như khóa, cốc hoặc đĩa đựng cốc hoặc cho các sản phẩm có giá trị cao tiềm năng như đồ trang sức, máy tính hoặc xe hơi.
- Nâng cao thương hiệu. Kiểu dáng sáng tạo thường được kết hợp với các nhãn hiệu có khả năng phân biệt cao để nâng cao thương hiệu của công ty. Nhiều công ty đã xác định lại một cách thành công hình ảnh thương hiệu của họ thông qua việc tập trung mạnh mẽ vào kiểu dáng sản phẩm.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tiếng Anh
– Hai tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Nhiều người sở hữu chung kiểu dáng công nghiệp, đánh dấu x vào nội dung yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ cho các chủ đơn khác trên Tờ khai.
– Một bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có): Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp; phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ
– Bốn bộ ảnh chụp/bản vẽ
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu đơn nộp thông qua đại diện.
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác); quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
– Chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu có).
Nơi nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Để nộp hồ sơ, người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng theo địa chỉ sau đây:
Cục Sở hữu trí tuệ: Số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội;
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Đại Nam về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật hiện hành
- Hướng dẫn tra cứu kiểu dáng công nghiệp
- Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh