Luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

by Đàm Như

Hiện nay, luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022 là luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất của nước ta. Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp. Quy định của luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất như thế nào? Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022;
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào có tên gọi là Luật bảo hộ nhãn hiệu. Theo đó việc bảo hộ nhãn hiệu được điều chỉnh bởi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022.

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu

Luật bảo hộ nhãn hiệu hiện nay là Luật sở hữu trí tuệ hiện hành. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019, 2022) sau đây:

Luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

Luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất

“(i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

(ii) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.”

Theo đó, nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu hữu hình theo quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ dưới hình thức:

  • Chữ, từ;
  • Bản vẽ, hình ảnh, hình ba chiều;
  • Hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên được thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu.

Đây là những dấu hiệu mà mắt người có thể nhìn thấy, thể hiện bằng các yếu tố trên và sẽ đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ để đủ điều kiện được bảo hộ, cụ thể:

  • Phải được tạo thành từ 1 hoặc nhiều yếu tố dễ nhận biết, dễ nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết và dễ nhớ.
  • Hình dạng và hình học đơn giản, số, chữ cái, từ trong các ngôn ngữ không phổ biến.
  • Dấu hiệu, ký hiệu, hình vẽ hoặc tên gọi chung của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và được nhiều người biết đến.
  • Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc điểm khác mô tả hàng hóa, dịch vụ.
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý và lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
  • Cho biết nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ.
  • Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và công nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ.
  • Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ hoặc đã hết hạn dưới 5 năm.
  • Giống hệt hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất tại Luật Đại Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tuy nhiên khi thực hiện thủ tục này sẽ gặp phải những khó khăn như: Không thể tra cứu chính xác việc tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa? Sử dụng ý tưởng của các thương hiệu nổi tiếng mà không tra cứu rõ ràng khả năng đăng ký nhãn hiệu. Thực hiện thủ tục, hồ sơ không đúng hoặc thiếu nên mất khá nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy giải pháp đó chính là lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất tại Luật Đại Nam, chúng tôi sẽ giúp khách hàng:

Trước tiên chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu bảo hộ nhãn hiệu trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ cùng loại hình của các doanh nghiệp khác

Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nhãn hiệu phù hợp với độ bảo hộ cao. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu nhãn hiệu để loại bỏ nguy cơ bị trùng lặp với các nhãn hiệu khác trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Giấy tờ cần thiết cho dịch vụ đăng ký nhãn hiệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Tài liệu, file mềm hình ảnh, mẫu nhãn hiệu;
  • Giấy ủy quyền, thư giới thiệu cho công ty Luật Đại Nam để hỗ trợ bạn trong quá trình đăng ký;
  • Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn được hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ thanh toán phí, lệ phí.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề luật bảo hộ nhãn hiệu mới nhất theo quy định của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488