Ly hôn thuận tình nhưng mất CMND phải làm sao?

by Nguyễn Thị Giang

Rất nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau nhiều năm thì quyết định tiến tới việc ly hôn khi các giấy tờ như đăng ký kết hôn đã bị thất lạc, mất, hư hỏng… Vậy, những trường hợp như thế này thì thủ tục ly hôn giải quyết như thế nào? Nhiều người đặt ra câu hỏi Ly hôn thuận tình nhưng mất CMND phải làm sao? Về vấn đề này Luật Đại Nam xin giải đáp như sau:

Ly hôn thuận tình nhưng mất CMND phải làm sao?

Ly hôn thuận tình nhưng mất CMND phải làm sao?

Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.

Ly hôn thuận tình cần những giấy tờ gì?

Ly hôn thuận tình là vụ việc ly hôn mà vợ chồng đã thỏa thuận được về vấn đề ly hôn. Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:

Thứ nhất, 01 đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Khi tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình, vợ chồng lấy mẫu đơn thuận tình theo các cách sau:

  • Theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao;
  • Sử dụng mẫu đơn tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình cung cấp. Cụ thể là mẫu đơn do Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú hoặc làm việc của một trong hai bên vợ chồng cung cấp;
  • Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể tự viết cho mình một đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, miễn sao trong đơn này đảm bảo các nội dung cơ bản cần phải có theo quy định của pháp luật.

Dù mẫu đơn thuận tình ly hôn được viết tay hay đánh máy thì trong đơn cần được bảo đảm những nội dung cơ bản sau đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
  • Thông tin cá nhân của hai vợ chồng;
  • Thông tin về tình trạng hôn nhân của vợ chồng và lý do yêu cầu ly hôn;
  • Thông tin về con chung và yêu cầu của vợ chồng;
  • Thông tin về tài sản chung và yêu cầu của vợ chồng về việc chia tài sản;
  • Thông tin về khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác;

Ở đơn thuận tình ly hôn này, cả hai vợ chồng cần xác nhận nội dung các vấn đề nêu trên, ký và rõ họ tên của mình vào cuối đơn.

Thứ hai, bản chính Giấy đăng ký kết hôn: Giấy đăng ký kết hôn phải cung cấp bản chính, không được tẩy xóa, làm rách;

Thứ ba, 01 bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

Thứ tư, bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có);

Thứ năm, sao y chứng thực chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của hai bên vợ, chồng;

Thứ sáu, văn bản chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu có);

Thứ bảy, các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao)…

Cuối cùng, các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Ly hôn thuận tình nhưng mất CMND phải làm sao?

Xin cấp lại chứng minh nhân dân trong trường hợp các bên yêu cầu làm mất

Trường hợp này, công dân mất CMND, CCCD hay hộ chiếu thì phải làm thủ tục xin cấp lại. Vì nếu không có thì Tòa không thể xác định nhân thân của các bên. Thủ tục cấp lại CMND, CCCD như sau:

Về hồ sơ

Căn cứ vào khoản 2 điều 23 Luật căn cước công dân 2014 thì công dân bị mất thẻ căn cước công dân sẽ phải làm thủ tục cấp lại. Theo đó thì công dân sẽ khai báo qua tờ khai căn cước công dân. Ngoài làm tờ khai thì công dân có thể mang theo sổ hộ khẩu đến cùng với đơn đề nghị cấp lại tới cơ quan có thẩm quyền .

Về cơ quan tiếp nhận

Căn cứ điều 26 luật căn cước công dân 2014 thì cơ quan tiếp nhận gồm:

“1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”

Về thời hạn

Thời hạn cấp lại căn cước mới không quá 15 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.

⇒ Tuy nhiên hiện nay một số nơi đã áp dụng việc sử dụng Căn cước công dân có gắn chíp. Mọi thông tin cá nhân đều đã được lưu trên hệ thống thông tin điện tử. Chứ không còn phụ thuộc phần lớn vào sổ sách như trước. Do đó việc xin cấp lại căn cước công dân trong trường hợp bị mất sẽ rút ngắn được thời gian xác minh, kiểm tra thông tin hơn rất nhiều so với ngày trước.

Sử dụng các giấy tờ khác thay thế cho chứng minh nhân dân

Trường hợp này người có yêu cầu có thể thay các giấy tờ pháp lý cá nhân đó bằng các giấy tờ chứng minh nhân thân khác để xác định nhân thân của mình và bên còn lại như: Hộ chiếu, bằng lái xe, bản sơ yêu lý lịch tự thuật, sổ bảo hiểm y tế,… Trong đơn khởi kiện, bên nguyên đơn cần trình bày lý do tại sao lại sử dụng giấy tờ thay thế .

Trong trường hợp bên bị đơn giữ mọi giấy tờ chứng minh nhân thân của nguyên đơn, nguyên đơn có thể ra công an cấp xã để xin giấy xác nhận nhân thân

Như vậy, khi bị mất giấy tờ cá nhân thì người có yêu cầu vẫn có thể thực hiện được thủ tục ly hôn khi đã chuẩn bị lại được giấy tờ hoặc có giấy tờ cá nhân khác thay thế. Tuy nhiên, việc sử dụng các giấy tờ liên quan để thay cho chứng minh nhân dân hay căn cước công dân thì còn tùy thuộc vào quan điểm của từng Tòa án.

Lệ phí bao nhiêu khi ly hôn thuận tình nhưng mất CMND 

Việc không có chứng minh nhân dân không ảnh hưởng đến án phí, lệ phí trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn. Án phí, lệ phí vẫn được tính như thủ tục thông thường theo Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án do Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016. Theo đó:

  • Đối với vụ án tranh chấp hôn nhân không có giá ngạch: Án phí đối với thủ tục sơ thẩm, mức thu là 300.000 VNĐ (Ba trăm nghìn đồng).
  • Đối với yêu cầu giải quyết về hôn nhân và gia đình: Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình, mức thu là 300.000 VNĐ (Ba trăm nghìn đồng).
  • Đối với vụ án tranh chấp hôn nhân có giá ngạch: tùy từng trường hợp khi các đương sự có tranh chấp với nhau về tài sản mà án phí ly hôn có thể phải nộp là khác nhau. Án phí trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản mà các bên có tranh chấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488