Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

by Trần Giang

Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Với thời đại phát triển của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng. Luật Đại Nam cung cấp mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
  • Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.

Khoản 4, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ định nghĩa quyền sở hữu công nghiệp là: “quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu đơn gian, tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là văn bản được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tải mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại đây.

Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

(1) Tên kiểu dáng công nghiệp:

Đây là nơi chủ đơn tự đặt tên cho kiểu dáng của mình, tên phải ngắn gọn, phản ánh chính xác bản chất của sản phẩm mang kiểu dáng

– Phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp: Là phần chủ đơn phải ghi chỉ số phân loại kiểu dáng theo Bảng phân loại quốc tế theo kiểu dáng Locarno.

(2) Phần thông tin chủ đơn

Tên đầy đủ: Ghi rõ họ tên theo thông tin trên CCCD bằng chữ in hoa có dấu

Địa chỉ: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Điện thoại: Ghi số điện thoại liên lạc gần nhất

Chủ đơn đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp

Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung

(3) Phần thông tin của đại diện chủ đơn:

Đại diện của chủ đơn có thể là người được chủ đơn ủy quyền/tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền

– Trường hợp đại diện chủ đơn là cá nhân:

Tên đầy đủ: Ghi rõ họ tên theo thông tin trên CCCD bằng chữ in hoa có dấu

Địa chỉ: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Điện thoại:      Fax:…….

– Trường hợp đại diện chủ đơn là tổ chức

Tên đầy đủ: Ghi tên tổ chức theo giấy ĐKKD được cấp

Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)

(4) Phần thông tin tác giả

– Điền các thông tin gồm: tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ, điện thoại, email và fax của tác giả.

(5) Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Đánh dấu (x) vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên cạnh về số đơn, ngày nộp đơn và nước nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

(6) Phí, lệ phí

Đánh dấu (x) vào ô tương ứng với loại phí, lệ phí mà bạn đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên cạnh như: Số đối tượng tính phí và số tiền nộp

(7) Các tài liệu có trong đơn

– Đánh dấu x vào ô vuông phù hợp, với các tài liệu bạn nộp kèm trong hồ sơ và điền thông tin mô tả về số trang, số bản theo mẫu.

– Ghi rõ cụ thể có bao nhiêu trang, bao nhiêu bản của từng loại tài liệu

– Ngoài các loại tài liệu nêu trong mẫu tờ khai kiểu dáng công nghiệp nếu còn có thêm các loại tài liệu bổ trợ khác thì đánh dấu “x” vào ô vuông “Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung”

– Bên cột “Kiểm tra danh mục tài liệu” chúng ta không được điền bởi đây là phần của cán bộ nhận đơn đảm nhiệm.

(8) Cam kết của chủ đơn

Chủ đơn ký và ghi rõ tên cá nhân điền tờ khai đơn đăng ký kiểu dáng hoặc người được ủy quyền đại điện của chủ đơn lập tờ khai ký.

(9) Trang bổ sung

Ở phần trang bổ sung của tờ khai đăng kí kiểu dáng công nghiệp sẽ có 3 phần tương ứng với phần mà bạn đánh dấu x ở các phần trên có trang bổ sung, cụ thể:

– Chủ đơn khác (2): Ghi tên, địa chỉ chủ đơn thứ hai trở đi.

– Tác giả khác (4): ngoài tác giả khai ở trang thứ nhất, ghi họ tên , thông tin đầy đủ theo yêu cầu.

– Các tài liệu khác (7): Nếu có tài liệu bổ trợ thì ghi rõ tên và số trang tài liệu kèm theo tờ khai.

Thành phần hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

– Bản vẽ hoặc ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp (04 bộ);

– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định (02 bản);

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện;

– Các tài liệu khác (nếu có).

(10) Chủ đơn/đại diện chủ đơn ký tên

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Đại Nam về mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các thủ tục về sở hữu trí tuệ xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488