Mua lại phần vốn góp là gì?

by Nguyễn Thị Giang

Trong nền kinh tế trong đà phát triển của Việt Nam hiện nay với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng, nhiều mô hình doanh nghiệp liên kết dưới nhiều hình thức khác nhau giúp hợp tác, tạo động lực cho nền kinh tế tăng trưởng hơn. Đồng thời, cùng với đà phát triển đó liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được sử dụng thì một vấn đề quan trọng đặt ra không thể thiếu đó chính là phần vốn góp vào doanh nghiệp khi thành lập. Vậy mua lại phần vốn góp là gì? Qua bài viết này Luật Đại Nam cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Mua lại phần vốn góp là gì?

Vậy mua lại phần vốn góp là gì? Qua bài viết này Luật Đại Nam cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Mua lại phần vốn góp là gì?

Vậy mua lại phần vốn góp là gì? Qua bài viết này Luật Đại Nam cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung: Mua lại phần vốn góp là gì?

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết WTO
  • Luật đầu tư năm 2014
  • Luật doanh nghiệp năm 2014
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP

 Phần vốn góp là gì?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc góp vốn này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.

Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Theo đó, phần vốn góp vào doanh nghiệp được quy định tại Khoản 27, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”

Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp không thể thiếu đến phần vốn góp của các thành viên tham gia, pháp luật quy định phần vốn góp đó chính là giá trị tài sản của chính thành viên góp vốn để xây dựng, phát triển, phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp.

Các hình thức góp vốn vào Doanh nghiệp

– Thứ nhất, góp vốn bằng tài sản:

Về nguyên tắc, mọi tài sản có thể đem góp làm vốn của công ty, như góp vốn tiền mặt, góp vốn bằng hiện vật hay góp vốn bằng quyền. Tuy nhiên, khi thành viên sử dụng tài sản để góp vốn cần lưu ý đối với các quyền của tài sản như việc các tài sản đem góp vốn phải có điều kiện là được phép chuyển giao trong dân sự một cách hợp pháp, bởi lẽ chính việc góp vốn đã là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản. Trong đó:

Đối với tài sản góp vốn là tiền mặt thì theo quy định đơn vị tiền có thể được góp là  đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Đối với hiện vật có thể được góp dưới dạng bất động sản, động sản đã được người góp đăng ký quyền sở hữu, còn động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, vàng là loại tài sản thường được sử dụng nhiều nhất.

Đối với góp vốn bằng quyền thì được phép góp dưới một số dạng như: quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kinh doanh, quyền hưởng dụng hay sản nghiệp thương mại.

– Góp vốn bằng tri thức

Góp vốn bằng tri thức có thể được hiểu là góp vốn bằng chính khả năng của cá nhân thể hiện thông qua khả năng nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, chế tác, tổ chức sản xuất, kinh doanh, có thể đưa trực tiếp vào hoạt động…

Có một điều cần lưu ý đối với trường hợp này là người góp vốn bằng tri thức phải đảm bảo rằng tri thức của mình ra phục vụ một cách minh bạch và trung thực cho lợi ích của công ty, chứ không phải là lấy tri thức của người khác mang về công ty để thực hiện. Tuy nhiên việc góp vốn bằng tri thức có thể mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính trị giá phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi công ty, chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn.

– Góp vốn bằng hoạt động hay công việc. Trong góp vốn bằng hoạt động hay công việc thì người góp vốn phải cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể quy trị giá được bằng tiền. Bởi lẽ việc góp vốn bằng hoạt động, bằng công việc được thể hiện một cách công khai và phải tạo ra được giá trị tức thời để trực tiếp duy trì kinh doanh.

Quyền mua phần vốn góp của doanh nghiệp:

Từ khái niệm về phần vốn góp trên chúng ta có thể hiểu quyền mua phần vốn góp của doanh nghiệp chính là quyền của các chủ thể mua phần giá trị tài sản nhất định của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp để sở hữu tỷ lệ phần vốn góp nhất định. Về vấn đề quyền mua phần vốn góp của doanh nghiệp có những điểm cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, về đối tượng để mua phần vốn góp: việc mua phần vốn góp của doanh nghiệp chỉ áp dụng với hai loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, bởi lẽ với công ty cổ phần thì vốn được thể hiện dưới dạng cổ phần, còn với doanh nghiệp tư nhân thì vốn đầu tư chỉ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm.

Thứ hai, về chủ thể có quyền mua phần vốn góp: Theo pháp luật hiện hành, thì tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ trường hợp là cơ quan nhà nước, cá nhân làm việc ở cơ quan nhà nước cụ thể gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình và các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Cụ thể, Điều 37, Luật Phòng chống tham nhũng quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”.

Thứ ba, về phần vốn góp được phép chuyển nhượng đối với mỗi loại hình công ty là khác nhau:

– Trong công ty trách nhiệm hữu hạn: trước hết, công ty có thể mua lại phần vốn góp của thành viên trong trường hợp thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề trong việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên, tiến hành tổ chức lại cơ cấu công ty.

Nếu công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên. Việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác được tuân theo quy định:

+ Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

+ Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, tính mốc thời gian từ ngày chào bán.

Ngoài ra trong trường hợp thành viên là cá nhân chết mà người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật không muốn trở thành thành viên; thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản; người được thành viên công ty tặng cho phần vốn góp theo không được Hội đồng thành viên chấp thuận, thì phần vốn góp đó sẽ được công ty mua lại hoặc được chuyển nhượng.

– Trong công ty hợp danh: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 180, Luật Doanh nghiệp 2020 thì hành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, các chủ thể có thể tự do mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, còn với phần vốn góp của thành viên hợp danh thì chỉ được mua nếu được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.

Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, ngoại trừ hai trường hợp sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Có thể thấy, pháp luật quản lý rất chặt chẽ cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân khi chủ thể này sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp, thể hiện thông qua việc không những cấm chủ thể này thành lập, quản lý mà còn cấm góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể theo Khoản 4 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Mua lại phần vốn góp là gì? Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488