Ngoài cha mẹ, ông bà cũng là người dành nhiều tình cảm cho những người cháu của mình. Do đó, đôi khi có những trường hợp, ông bà cũng muốn giành quyền nuôi cháu khi bố mẹ cháu ly hôn. Nhưng, liệu ông bà giành quyền nuôi cháu khi bố mẹ ly hôn có hợp pháp hay không là vấn đề mà nhiều người vẫn băn khoăn, thắc măc. Để trả lời được vấn đề Ông bà có quyền giành nuôi cháu khi bố mẹ li hôn hay không? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu rõ thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn?
Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi cha mẹ ly hôn, việc quyết định người nào nuôi con sẽ do cha, mẹ tự thoả thuận với nhau. Và Toà án sẽ giải quyết trong trường hợp cha, mẹ không có thoả thuận hoặc có nhưng không thoả thuận được với nhau.
Tuy nhiên, trong trường hợp không thoả thuận, khi quyết định con ở với ai, Toà án sẽ phải căn cứ vào một trong các yếu tố sau đây:
- Con từ đủ 07 tuổi trở lên: Xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi: Giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nếu người mẹ đủ điều kiện nuôi dưỡng. Chỉ trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ giao cho người cha nuôi hoặc theo thoả thuận của cha mẹ (nếu có) hoặc theo quyết định của Toà án.
Khi đó, người không trực tiếp nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và được quyền nhưng không được lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng đến sự phát triển, giáo dục con.
Như vậy, theo quy định hiện nay, khi cha mẹ ly hôn, con có thể được ở với cha hoặc mẹ theo thoả thuận của cha mẹ hoặc theo quyết định của Toà án căn cứ vào các điều kiện tốt nhất của con.
Ông bà nội có được giành quyền nuôi cháu không?
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Nếu anh bạn không giành quyền nuôi con mà chị dâu bạn có đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì chị dâu bạn sẽ có quyền nuôi con trong trường hợp này.
Nếu cả anh và chị bạn đều bị Tòa án tuyên không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con thì lúc này quyền nuôi con được chuyển cho người thân thích theo quy định sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
Do đó, trong trường hợp này ông bà nội không được giành quyền nuôi cháu. Ông bà nội chỉ được quyền nuôi cháu khi anh chị bạn bị Tòa án tuyên không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.
Ông bà được quyền nuôi cháu khi nào?
Căn cứ quy định về quyền trực tiếp nuôi dưỡng con cái sau ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khi bố mẹ ly hôn thì quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sẽ được ưu tiên giao cho bố mẹ. Do đó, ông bà hay những người thân thích khác chỉ có thể giành quyền nuôi cháu khi bố mẹ cháu không đảm bảo điều kiện nuôi con.
Theo Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền làm cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi rơi vào những trường hợp sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Phá tán tài sản của con.
- Có lối sống đồi trụy.
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể rơi vào trường hợp không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con khi mất năng lực hành vi, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, khó khăn về kinh tế, điều kiện sống không đảm cho trẻ phát triển và nhiều những yếu tố liên quan tới hoàn cảnh khác.
Do đó, ông bà có thể dựa vào những những điều kiện trên để chứng minh cha mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng cháu.
Khi đó, thứ tự ưu tiên để trở thành người giám hộ của cháu sẽ dựa trên nguyên tắc được quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015 Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
- Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Như vậy, nếu không có anh, chị ruột nào của cháu làm giám hộ thì ông bà sẽ được nhận làm người giám hộ của cháu.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Ông bà có quyền giành nuôi cháu khi bố mẹ li hôn hay không? do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: