Quy định pháp lý về con dấu của văn phòng đại diện

by Nguyễn Thị Giang

Văn phòng đại diện có được làm con dấu không? Nếu có, đó là con dấu mang giá trị pháp lý hay chỉ là con dấu thông tin thông thường?  Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định pháp lý về con dấu của văn phòng đại diện qua bài viết sau:

Quy định pháp lý về con dấu của văn phòng đại diện

Quy định pháp lý về con dấu của văn phòng đại diện

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Bản chất của văn phòng đại diện

Doanh nghiệp khi phát triển đến một mức độ nhất định thường mong muốn mở rộng thị trường, tăng nhận diện thương hiệu. Lúc này doanh nghiệp có 3 lựa chọn: Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Trong đó văn phòng đại diện là hình thức phù hợp với DN nào chỉ đơn thuần muốn trưng bày sản phẩm, khảo sát thị trường, cung cấp thông tin cho khách hàng. Mà không nhằm mục đích kinh doanh phát sinh doanh thu hay thực hiện giao dịch ký kết độc lập. 

Luật Doanh nghiệp 2014 Điều 45 Khoản 2 định nghĩa: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

Như vậy về bản chất VPĐD không có tư cách pháp nhân và là đơn vị phụ thuộc, chỉ thực hiện các giao dịch khi được công ty mẹ ủy quyền. Điều này đồng nghĩa với việc văn phòng đại diện không thể sở hữu con dấu pháp nhân, tức con dấu của VPĐD không có giá trị pháp lý.

Vậy con dấu của văn phòng đại diện được quy định như thế nào?

  • Theo quy định, con dấu của VPĐD là không bắt buộc và thường là con dấu thông tin hiển thị tên, địa chỉ và số điện thoại VPĐD để phục vụ một số hoạt động quảng bá. 

Nội dung của mẫu dấu theo Điều 13 Nghị định 95/2015/NĐ-CP phải có tên văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014. Và có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác phù hợp với mục đích sử dụng trừ trường hợp quy định tại Điều 14 về những ngôn ngữ, hình ảnh không được phép sử dụng trong mẫu dấu.

  • VPĐD được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của VPĐD. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để dập lên hợp đồng kinh doanh mua bán. Bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
  • Khi được công ty mẹ ủy quyền ký kết hợp đồng VPĐD sử dụng con dấu của công ty mẹ để thực hiện mà không được sử dụng con dấu riêng. Nếu văn phòng đại diện cố tình sử dụng, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực và không được chấp nhận khi có tranh chấp pháp lý xảy ra.

Tóm lại, VPĐD được phép làm con dấu riêng nhưng con dấu đó không có giá trị pháp lý, chỉ là con dấu thông thường. Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho nghi vấn đặt ra lúc đầu

Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phải có tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy về tên chi nhánh, văn phòng đại diện. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ các trường hợp quy định không được sử dụng  trong nội dung mẫu con dấu.

Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu

–  Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

  • Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  •  Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ  những quy định trên, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định trên và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định pháp lý về con dấu của văn phòng đại diện. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488