Quy định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Hiện nay, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng toàn cầu và dần thay thế nguồn năng lượng từ tài nguyên thiên nhiên. Vậy năng lượng tái tạo là gì? Lợi ích và xu hướng sử dụng nguồn năng lượng này như thế nào? Hiện nay, dân số con người ngày một tăng, kéo theo đó là các công trình nhà ở, nhà máy, xí nghiệp,… cũng được xây dựng nhiều vô số kể. Tuy nhiên, việc này lại đòi hỏi nguồn năng lượng lớn hơn bao giờ hết. Thế nhưng, năng lượng hiện nay chúng ta đang sử dụng chủ yếu đến từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ,… và chúng đang dần cạn kiệt. Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam qua bài viết sau:

Quy định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Quy định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo, hay còn thường được gọi là năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên nào đó được hình thành liên tục. Chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, gió thổi luôn xuất hiện liên tục từng ngày.

Mặc dù năng lượng tái tạo vẫn thường được coi là một công nghệ mới nhưng trên thực tế con người chúng ta đã sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên này từ lâu, chẳng hạn như phơi khô quần áo (nắng và gió), thuyền buồm (lợi dụng sức gió), thiết kế giếng trời cho ngôi nhà (ánh sáng mặt trời)… Nhưng trong hơn 500 năm qua, con người đã chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng rẻ hơn, hiệu quả nhanh hơn nhưng lại vô cùng “bẩn” và không thể tái tạo như than đá và khí đốt.

Bây giờ chúng ta đã có những cách thức để cải tiến và đổi mới các công cụ tận dụng năng lượng mặt trời và gió, các công cụ này đang dần ít tốn kém hơn trong việc sản xuất và vận hành, năng lượng tái tạo đang trở thành một nguồn năng lượng quan trọng và rất hứa hẹn trong tương lai. Năng lượng tái tạo đang dần mở rộng một cách nhanh chống ở cả những quy mô lớn và nhỏ; từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió cho đến những hệ thống điện năng lượng mặt trời nhỏ phục vụ cho từng nhà dân. Thậm chí ở các nước phát triển còn xuất hiện những hệ thống điện mặt trời cộng đồng được xây dựng bởi các hợp tác xã nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu điện của chính họ.

Khi việc sử dụng các nguồn tái tạo đang liên tục phát triển, mục tiêu chính của những người đứng đầu là hiện đại hóa để tích hợp điện tái tạo với lưới điện một cách hiệu quả nhất ở tất cả các khu vực.

Quy định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc đầu tư phát triển các nhà máy, dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT) đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế. Nếu năm 2016 tổng công suất lắp đặt điện NLTT mới chỉ đạt khoảng 303 MW thì đến năm 2020 tổng công suất ước tăng gấp hơn 20 lần, đạt khoảng 7.000 MW và vượt cả quy hoạch công suất NLTT năm 2020 của Chính phủ. Sự phát triển vượt bậc lĩnh vực NLTT trong thời gian ngắn vừa qua là nhờ định hướng đúng đắn của Đảng và Chính phủ cùng với sự sẵn sàng vào cuộc của các thành phần thị trường trong đó bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Năng lượng tái tạo (NLTT) hiện nay chủ yếu được sản xuất từ các nguồn như: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, thủy triều…v.v. Xu hướng phát triển NLTT trên thế giới tiếp tục diễn ra khá mạnh mẽ trong những năm gần đây và tỷ trọng NLTT đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng sản lượng điện sản xuất trên toàn cầu, hiện đang chiếm khoảng 10%.

Riêng NLTT, tốc độ tăng trưởng lượng sản xuất hàng năm tăng khoảng 7-9%/năm trong 5 năm (2015-2019), trong đó tỷ trọng NLTT sản xuất từ các thủy điện nhỏ vẫn chiếm khoảng 50%, dù giảm dần từ mức 62% năm 2016.

Các quốc gia dẫn đầu về sản xuất điện NLTT trong những năm qua vẫn tiếp tục duy trì vị thế, dẫn đầu vẫn thuộc về Trung Quốc, tiếp đến là Mỹ, Đức, Ấn Độ, TBN, Anh, Pháp và Nhật Bản…

Phát triển NLTT là một phần hay có thể được coi là chiến lược cấu phần trong tổng thể chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Vì vậy các chính sách phát triển NLTT đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ khá sớm và đây cũng không phải là 1 chính sách riêng lẻ độc lập của 1 quốc gia mà là xu thế tất yếu của toàn cầu.

Cùng với các hiệp định quốc tế, các cơ chế, chính sách trong nước được Đảng, Nhà nước cụ thể hóa bằng các văn bản khung như: Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng CP về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”; Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mặc dù được quan tâm từ khá sớm, nhưng phải đến giai đoạn từ 2016 đến nay lĩnh vực NLTT mới thực sự phát triển bùng nổ nhờ các chính sách cụ thể, tiêu biểu là cơ chế giá điện (Feed in Tariffs).

Tại Việt Nam, sau một thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ theo các QĐ 11, QĐ 13 về điện mặt trời và QĐ 37, QĐ 39 về điện gió và các quy định liên quan của Thủ tướng Chính phủ, điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ (Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thị trường điện mặt trời).

Tuy nhiên, do giai đoạn 2018 trở về trước các chính sách ưu đãi giá mua điện mặt trời và điện gió chưa có hiệu lực nên các dự án NLTT của WB giải ngân chủ yếu vẫn là các dự án thủy điện nhỏ.

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư

Theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầy tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này với trình tự thủ tục quy định tại Điều 33, 34, 35 Luật đầu tư năm 2014.

Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.
Như vậy, nếu các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu thuộc thì đầu tiên, phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đăng ký đầu tư

Theo Điều 36 khoản 1, 2 Luật đầu tư 2014 quy định về trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là:

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

Trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

 Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488