Quy định về mẫu đơn chấp thuận chủ trương đầu tư thế nào?

by Nguyễn Thị Giang

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.Để hiểu rõ hơn này cũng Luật Đại Nam tìm hiểu về nội dung Quy định về mẫu đơn chấp thuận chủ trương đầu tư thế nào? qua bài viết sau:

Quy định về mẫu đơn chấp thuận chủ trương đầu tư thế nào?

Quy định về mẫu đơn chấp thuận chủ trương đầu tư thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

Tờ trình là gì?

Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều hiện nay đặc biệt là cơ quan nhà nước, tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết.

Nội dung chủ yếu của tờ trình?

Cũng như các loại hình văn bản khác liên quan, tờ trình sẽ được chia thành 03 nội dung chính sau đây:

Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình:

Trong nội dung này, cần viết tóm tắt lý do làm tờ trình là gì? Tờ trình này được gửi cho cơ quan hay cá nhân nào?

Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất

Tờ trình bao giờ cũng đi kèm với với nội dung đề xuất cụ thể, do đó, trong phần này cần nêu rõ đề xuất làm tờ trình.

Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.

Phần này kết luận xin phép được thông qua hoặc quyết định 1 vấn đề cụ thể nào đó trong đề xuất trình.

Quy định về mẫu đơn chấp thuận chủ trương đầu tư thế nào?

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Theo Điều 34 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như sau:

– Hồ sơ theo mục 2.1 gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định để trình Chính phủ.

– Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

– Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

+ Tờ trình của Chính phủ;

+ Hồ sơ quy định tại mục 2.1;

+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu khác có liên quan.

– Nội dung thẩm tra đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

+ Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội;

+ Sự cần thiết thực hiện dự án đầu tư;

+ Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);

+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

+ Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn;

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của dự án đầu tư;

+ Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

– Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.

– Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo Điều 35 Luật Đầu tư 2020 như sau:

– Hồ sơ quy định tại mục 2.1 được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại mục 2.2.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

– Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

– Đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 UBND cấp tỉnh trở lên, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan đăng ký đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho toàn bộ dự án.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

Theo Điều 36 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh như sau:

– Hồ sơ quy định tại mục 2.1 được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại mục 2.2.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

– Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định, trình UBND cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– UBND cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung  về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.  Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy định về mẫu đơn chấp thuận chủ trương đầu tư thế nào?. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488