Quy trình đăng ký kinh doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN

by Nguyễn Thị Giang

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trước đây được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thể hiện nội dung đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư khi thay đổi các nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư phải thay đổi và cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Quy trình đăng ký kinh doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN để bạn tham khảo.

Quy trình đăng ký kinh doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN

Quy trình đăng ký kinh doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020

Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức có quốc tịch nước ngoài với mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận tại thị trường Việt Nam sẽ đầu tư thành lập các doanh nghiệp trên danh nghĩa là công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phổ biến:

  • Nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vào Việt Nam
  • Nhà đầu tư liên doanh, hợp tác với một cá nhân, tổ chức tại Việt Nam

Với hai hình thức này, tùy vào vốn góp thì nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông của công ty đó và có trụ sở tại Việt Nam.

  • Thành lập văn phòng đại diện để thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
  • Hình thức này các doanh nghiệp đa phần sẽ không hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mà chủ yếu là để khảo sát, thăm dò thị trường.

Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
  • Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
  • Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư góp mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
  • Nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
  • Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
  • Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
  • Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
  • Khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
  • Khác với công ty vốn Việt Nam tự chịu trách nhiệm về việc góp vốn thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn, bị giám sát về việc góp vốn thông qua báo cáo đầu tư, thời hạn góp vốn.
  • Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
  • Thủ tục kê khai thuế, mức thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
  • Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy trình đăng ký kinh doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488