Quy trình ký kết hợp đồng thương mại

by Thị Thảo Đào

Trong đời sống hằng ngày, ký kết hợp đồng là hoạt động rất phổ biến, diễn ra giữa hai hay nhiều bên nhằm đạt được thỏa thuận chung trong việc đáp ứng các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về quy trình ký kết hợp đồng thương mại

Quy trình ký kết hợp đồng thương mại

Quy trình ký kết hợp đồng thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm giao kết hợp đồng thương mại

Hiện nay, các văn bản pháp luật Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ một khái niệm nào về giao kết hợp đồng là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu giao kết hợp đồng thương mại là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua bàn bạc, trao đổi, thương lượng.

Giao kết hợp đồng thương mại thực chất là quá trình thỏa thuận, thương lượng theo đó các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định.

>>Tìm hiểu thêm: Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử

Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại

Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, hợp đồng thương mại được giao kết với những nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Các bên được toàn quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự về việc giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng với đối tác nào, thời điểm, địa điểm, nội dung, phương thức giao kết hợp đồng… nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ hai: Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng trong giao kết hợp đồng

Các bên đều bình đẳng, không được phân biệt thành phần kinh tế, quy mô, loại hình tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, kể cả ngành nghề độc quyền… Ngoài ra, trong quá trình ký kết hợp đồng thương mại các bên cần thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Quy trình đàm phán hợp đồng

Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị các thông tin cần thiết cho cuộc đàm phán. Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 70% kết quả đàm phán thương mại.

– Để có thể đàm phán thương mại thành công, trước tiên cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố về: ngôn ngữ; thông tin về thị trường, thông tin về hàng hóa; trình độ, kỹ năng của người đại diện đàm phán; thời gian và địa điểm diễn ra cuộc đàm phán.

– Sau khi chuẩn bị tốt các yếu tố cần thiết trong đàm phán cần tiến hành các công việc sau:

+ Đặt ra các mục tiêu quan trọng cần thương lượng trong quá trình đàm phán

+ Xác định những mục tiêu có thể đạt được và giới hạn thỏa thuận trong cuộc đàm phán

+ Nhận định rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bên mình

+ Đặt ra những giải pháp tối ưu trong trường hợp không đạt được thỏa thuận

+ Tìm hiểu kỹ về yêu sách của đối tác

+ Trao đổi, nắm bắt những thông tin liên quan đến đối tác trước khi tiến hành đàm phán

+ Dự kiến trước các ý kiến, thỏa thuận mà đối tác có thể sử dụng, từ đó đề xuất những biện pháp đối phó thích hợp.

+ Xác định những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán

+ Tiến hành xây dựng các chiến lược đàm phán hiệu quả và thử tiến hành đàm phán

Quá trình đàm phán

Mở đầu quá trình đàm phán

Giai đoạn này giúp tìm hiểu đối tác một cách trực tiếp.

+ Tùy từng đối tác mà trước khi tiến hành đàm phán có thể bắt đầu những vấn đề không liên quan đến cuộc đàm phán để tạo không khí thoải mái hơn trong cuộc đàm phán.

+ Tạo dựng niềm tin cho đối tác.

+ Trước khi tiến hành đàm phán cần thể hiện thiện chí thông qua những hoạt động có lợi cho việc xây dựng sự tin cậy giữ hai bên.

+ Trước khi đàm phán cần chú ý quan sát hành vi, lời nói, cử chỉ của đối phương từ đó đánh giá mức độ tin cậy của phía đối tác, đánh giá đối tác có phải là người tuân thủ lời hứa hay không hay xác định mức độ thành ý của phái đối tác.

+ Trong trường hợp nhận được những thông tin mới chưa được tìm hiểu trong giai đoạn chuẩn bị thì có thể điều chỉnh, thay đổi kế hoạch đàm phán nếu cần.

Thương lượng nội dung đàm phán

Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.

+ Đưa ra đề nghị và lắng nghe đối tác: cần trình bày mạch lạc, rõ ràng các yêu cầu một cách hợp lý dựa trên các căn cứ khoa học và lợi ích đàm phán, bên cạnh đó cần lắng nghe ý kiến của đối tác khi đàm phán.

+ Nhượng bộ nếu cần: khi đã làm rõ các vấn đề đàm phán, nếu lập trường của hai bên đối lập nhau thì trước hết cần phải đồng tình với quan điểm của phía đối phương sau đó dẫn dắt để xoay chuyển ý kiến của đối tác .

+ Phá vỡ sự bế tắc: đối với trường hợp hai bên đều không thể nhượng bộ đối phương thì có thể nhờ sự giúp đỡ của bên thứ ba như trung gian hòa giải hoặc nhờ giàn xếp, phân xử tránh nguy cơ tan vỡ cuộc đàm phán.

+ Tiến tới thỏa thuận: đây là đích đến của cuộc đàm phán, chính vì vậy cần phải tập trung, cố gắng sử dụng những kỹ năng thích hợp để tiến tới thỏa thuận một các tốt nhất.

Kết thúc đàm phán

Sau khi kết thúc đàm phán, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Trường hợp kết thúc đàm phán mà các bên không thể thỏa thuận và nhất trí về một hoặc một số nội dung thì cuộc đàm phán thất bại. Mọi thỏa thuận đạt được trong các phiên đàm phán trước đó không phát sinh hiệu lực đối với các bên. Thông thường, trước khi đàm phán, dự thảo hợp đồng nên được lập và gửi cho các bên đọc, góp ý, chỉnh sửa và không nên kí trước

Quy trình ký kết hợp đồng thương mại

Đề nghị ký kết hợp đồng

Đề nghị ký kết hợp đồng thương mại là việc thể hiện rõ ý định ký kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị ký kết với bên đã được xác định. Trường hợp đề nghị ký kết hợp đồng thương mại có nêu rõ thời hạn trả lời mà bên đề nghị lại ký kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì bên đề nghị phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu có thiệt hại phát sinh.

Thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

– Thời điểm do bên đề nghị ký kết ấn định

– Trường hợp bên đề nghị ký kết không ấn định thì thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị ký kết hợp đồng nhận được đề nghị đó.

Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng

Chấp nhận ký kết hợp đồng thương mại là việc bên được đề nghị trả lời bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị ký kết hợp đồng thương mại.

Thời hạn chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng

– Trường hợp bên đề nghị ký kết ấn định thời hạn trả lời thì việc bên bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng chỉ có hiệu lực trong thời hạn đó.

– Đối với trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì việc bên bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực trong thời hạn hợp lý.

>>Tìm hiểu thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Ký kết hợp đồng

Việc thực hiện ký kết hợp đồng thương mại được thực hiện vào thời điểm bên đề nghị ký kết nhận được chấp nhận ký kết của bên được đề nghị ký kết.

Thời điểm ký kết hợp đồng có hiệu lực được xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng thương mại hoặc thể hiện bằng hình thức chấp nhận hợp đồng khác trên hợp đồng thương mại.

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Quy trình ký kết hợp đồng thương mại. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488