Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

by Nguyễn Thị Giang

Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải tuân thủ theo quy định pháp luật tại Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như bất đồng ngôn ngữ, thủ tục mỗi nước khác nhau nên nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp vướng mắc khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Trong bài viết này, Luật Đại Nam hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Đầu tư năm 2020.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Thông qua quá trình đăng ký, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét và cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của doanh nghiệp trở nên hợp pháp và được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định mới

Quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng được hiểu là điều kiện đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng. Theo đó đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật đầu tư;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thủ tục đăng ký kinh doanh

Để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Chọn loại hình công ty

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, có 05 loại hình doanh nghiệp cụ thể bao gồm:

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty TNHH một thành viên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, tùy vào nhu cầu cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp trên để thành lập doanh nghiệp.

Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, các cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành dự kiến việc xác định tên, nơi đặt trụ sở, ngành, nghề kinh doanh và vốn điều lệ. Về điều kiện đặt tên, trụ sở cũng như ngành, nghề đã được nêu ở phần trên.

Đối với vốn điều lệ thì hiện nay pháp luật chưa quy định mức tối thiểu số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với 1 số ngành nghề đặc thù cần phải yêu cầu vốn pháp định hoặc ký quỹ thì sẽ phải đáp ứng yêu cầu về vốn theo quy định. Đồng thời trong quá trình đăng ký, các chủ thể vẫn phải tiến hành khai báo số vốn điều lệ rõ ràng với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ dựa vào loại hình mà các chủ thể lựa chọn. Theo đó, các loại tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị đã được quy định cụ thể tại các Điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, giấy tờ cần thiết, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể đó là Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Theo đó, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua các hình thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp.
  • Nộp qua đường bưu điện.
  • Nộp trực tuyến qua mạng điện tử.

Bên cạnh việc nộp hồ sơ, người thực hiện việc thành lập công ty cần phải nộp lệ phí đăng ký kinh doanh. Theo quy định Nghị định 01/2021/NĐ – CP, phí, lệ phí đăng ký kinh doanh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Mức lệ phí là 50.000 đồng/lần đối với lệ phí đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nhận kết quả

Theo khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, đáp ứng đủ yêu cầu của pháp luật doanh nghiệp về ngành, nghề, tên, hồ sơ và đã nộp đủ phí, lệ phí thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ còn nhiều thiếu sót, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh tại Việt Nam do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488