FDI là một thuật ngữ phổ biến trong nền kinh tế, đặc biệt có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Vậy bạn có biết FDI là viết tắt của từ gì hay có ý nghĩa gì không? Các chính sách của Việt Nam về FDI thế nào?Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Quyền lợi của người đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Đối với mỗi lĩnh vực đầu tư khác nhau sẽ có điều kiện riêng về hạn chế tiếp cận thị trường đối với mỗi loại ngành nghề theo cam kết WTO, về tỷ lệ tham gia góp vốn, yêu cầu nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức, do vậy tài liệu cần chuẩn bị khác nhau.
- Khi mở công ty tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải chứng minh năng lực tài chính của mình để có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, Báo cáo tài chính kiểm toán, bảo lãnh tài chính từ công ty mẹ theo đúng quy định.
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án đúng quy định: có hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng tại Việt Nam để đăng ký trụ sở khi thành lập công ty. Khi thuê tòa nhà cao tầng có chức năng kinh doanh thương mại thì cần cung cấp hợp đồng thuê địa điểm có chức năng kinh doanh thương mại.
Quyền lợi của người đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN
Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
Điều 5 Luật đầu tư 2014 đã khẳng định quyền này là một trong các quyền cơ bản của nhà đầu tư như sau:
- Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
- Nhà đầu tư được tự quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư được phép đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề; thành lập doanh nghiệp; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký. Đối với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư có quyền tự chủ nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn vốn
Luật đầu tư 2014 quy định Nhà đầu tư có quyền tiếp cận, sử dụng nguồn vốn qua các quy định:
- Nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư;
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Nhà nước tôn trọng, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Nhà đầu tư có quyền lựa chọn các hình thức đầu tư theo quy định pháp luật.
Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận, bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế. Các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển nhượng, điểu chỉnh vốn, dự án đầu tư được quy định chi tiết tại Luật đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
Quyền thuê, sử dụng lao động và thành lập tổ chức công đoàn
- Nhà đầu tư có quyền thuê lao động trong nước, lao động nước ngoài làm quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó;
- Nhà đầu tư có quyền quyết định về tiền lương, mức lương tối thiểu của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Nhà đầu tư có quyền thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.
Quyền được đảm bảo sở hữu tài sản, bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh
Điều 9, Điều 10 Luật Đầu tư 2014 quy định:
– Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính;
– Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do an ninh, quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, tình trạng khẩn cấp, nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
- Ưu tiên sử dụng, mua hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải sử dụng, mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong
- Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế giá trị, số lượng, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
- Nhập khẩu hàng hóa với giá trị, số lượng tương ứng với giá trị và số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
- Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;
- Đạt được một giá trị hoặc mức độ nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước, nước ngoài;
- Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ mà Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
Quyền được hưởng các hình thức ưu đãi đầu tư
Nhà đầu tư thuộc đối tượng thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì được hưởng các hình thức ưu đãi đầu tư.
Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề: Quyền lợi của người đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: